Hotline: 0941068156

Thứ tư, 03/07/2024 20:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 03/07/2024

Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thứ bảy, 29/06/2024 07:06

TMO - Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng, trong những năm qua tỉnh Nghệ An đã nỗ lực kết nối để mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP tại địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm này.

Nghệ An là một trong số các địa phương phát triển mạnh các sản phẩm OCOP. Sau 6 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh hiện có 562 sản phẩm; trong đó, có 526 sản phẩm đạt 3 sao, 35 sản phẩm đạt 4 sao, 01 sản phẩm đạt 5 sao và 02 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương đánh giá, công nhận. Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận (sau Hà Nội).

Theo đánh giá của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, sự phát triển của các sản phẩm OCOP đã gắn với khai thác vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý như: Cam Vinh, Gừng Kỳ Sơn; Gà đồi Thanh Chương, Gạo Vĩnh Hòa, Lạc Diễn Châu. Doanh thu của các sản phẩm đạt hạng 03 sao trở lên hàng năm tăng khoảng 8,0%. Đến nay, có 94/562 sản phẩm OCOP đã vào được hệ thống các chuỗi cung ứng, hệ thống các cửa hàng thực phẩm, bách hóa, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Sự phát triển của các sản phẩm OCOP đã gắn với khai thác vùng nguyên liệu địa phương. Ảnh: TP. 

Một số sản phẩm OCOP chế biến từ nông sản đã tìm được thị trường xuất khẩu ổn định, như: Sản phẩm chè búp có thị trường ổn định tại các nước Tây Á; sản phẩm nước mắm tiêu thụ tại thị trường Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số sản phẩm đã xuất khẩu qua các thị trường khó tính như: Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đến hết tháng 5/2024, toàn tỉnh có 266.373 hộ sản xuất nông nghiệp được đưa lên các sàn thương mại điện tử; 300.047 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng; 8.836 sản phẩm được đưa lên sàn, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động và 1.800 - 2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nhất là phát huy vai trò lao động nữ và lao động đồng bào dân tộc thiểu số. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 36 dự án/kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được phê duyệt hỗ trợ trên địa bàn 11 huyện, thị xã, với tổng kinh phí hỗ trợ từ năm 2019 đến 2025 là gần 65 tỷ đồng. Tổng số hộ dân tham gia trong các dự án/kế hoạch liên kết là gần 14.000 hộ, tổng quy mô thực hiện liên kết là gần 3.900 ha. Một số đơn vị đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất và thực hiện rất tốt khâu sơ chế, chế biến sản phẩm sau thu hoạch...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP của Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Các doanh nghiệp, hợp tác xã khó khăn trong việc thuê đất sản xuất, vay vốn, chưa được tiếp cận nhiều với các khóa tập huấn nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, chương trình kết nối, với mục tiêu cao nhất đưa sản phẩm OCOP ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Công tác quản trị, kinh doanh và tính chủ động tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp OCOP chưa cao.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất và xúc tiến thương mại còn hạn chế. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị còn ít và chưa hiệu quả; sự gắn kết sản xuất với chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp chưa phổ biến. Hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị. Chưa tổ chức được các hội chợ triển lãm có quy mô lớn để quảng bá hàng hóa của tỉnh. 

Từ thực tiễn phát triển chuỗi liên kết sản phẩm OCOP của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đề xuất một số nhóm giải pháp để phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An trong thời gian tới: Nhà nước cần tổ chức và hỗ trợ các đơn vị OCOP đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc gắn với văn hóa cấp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với các khu du lịch trọng điểm.

Xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP, tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ để nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường. Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình điểm bán hàng OCOP, các tuyến phố OCOP... Ngoài ra, cần đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường nước ngoài.

Tạo môi trường và điều kiện thu hút doanh nghiệp nước ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực của các đối tác quốc tế; thúc đẩy cơ giới hóa trong phát triển sản phẩm OCOP; phát triển OCOP xanh theo hướng xuất khẩu; nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển và quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài nước. Tích cực tham gia, tổ chức các sự kiện, diễn đàn khu vực, quốc tế về OCOP để mở rộng cơ hội thị trường của sản phẩm OCOP, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch Nghệ An. 

Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng, liên kết chuỗi. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

Thời gian tới, Nghệ An cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh. 

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân kịp thời đổi mới phương pháp chế biến, bảo quản sau thu hoạch để giữ được sản phẩm ngon và lâu hơn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản tại các khu cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu nhằm bảo đảm chất lượng, nâng cao giá trị nông sản, chủ động nguồn hàng. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức liên kết vùng nguyên liệu, bảo đảm ổn định về số lượng, chất lượng đầu vào cho các doanh nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản.

Ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, góp phần nâng cao trình độ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trên điện thoại thông minh và máy vi tính, cách thức tham gia thị trường thương mại điện tử  và các công cụ như tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), tiếp thị trực tuyến (marketing online)... giúp HTX, doanh nghiệp xuất khẩu livestream quảng bá hình ảnh sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó nâng tầm giá trị thương hiệu của sản phẩm OCOP. xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, sở hữu trí tuệ gắn với sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm bài bản, đồng bộ và thường xuyên, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP. Xây dựng, mở rộng, phát triển hệ thống siêu thị trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm (nhất là những đặc sản đặc trưng vùng, miền), cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và chủ thể sản xuất sản phẩm đến người tiêu dùng.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Nghệ An, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, nỗ lực của các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An đã đạt kết quả tích cực, đáng khích lệ; Trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa trong khu vực nông thôn. Phong trào tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp tại các đại phương trong tỉnh và được Trung ương đánh giá cao. 

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Một trong những nhiệm vụ của chương trình OCOP là khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, vùng nguyên liệu để thúc đẩy tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ngoài ra, chương trình đã tận dụng được thế mạnh về nguồn nhân lực để khai thác các văn hóa bản địa, liên kết sản xuất, đảm bảo môi trường và an sinh xã hội, quản lý, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.

 

 

Nguyên Hùng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline