Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Siết chặt quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông

Thứ bảy, 09/07/2022 06:07

TMO - Thời gian qua, hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn ra mạnh mẽ. Để hạn chế những thiệt hại, tác động tiêu cực đến trữ lượng khoáng sản và môi trường, địa phương này đẩy mạnh siết chặt quản lý, quyết liệt xử lý vi phạm trong khai thác. 

Thanh Hóa là địa phương có khối lượng khoáng sản cát sỏi lòng sông với trữ lượng tương đối lớn, tập trung ở các con sông lớn sông Mã, sông Chu và một số sông nhánh như sông Lò, sông Luồng, sông Âm, sông Bưởi, sông Đằn, song Lạch Bang …

Theo Quy hoạch cát sỏi lòng sông, toàn tỉnh có 117 mỏ, điểm mỏ cát sỏi với trữ lượng khoảng 13,11 triệu m3, là nguồn vật liệu quan trọng phục vụ xây dựng hạ tầng, giao thông, dân dụng trên địa bàn tỉnh.

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, tính đến đầu tháng 7/2022, trên địa bàn tỉnh đã có 50 mỏ cát tại 14 huyện được cấp phép hoạt động, trong đó có 35 mỏ còn hạn khai thác, 15 mỏ hết hạn khai thác (có 5 mỏ đang xin cấp lại, 4 mỏ đang thực hiện đóng cửa, 6 mỏ đã đóng cửa).

Nhu cầu vật liệu tăng cao dẫn đến hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh cũng diễn ra mạnh mẽ 

Với nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng đang ngày càng gia tăng trên địa bàn tỉnh, cùng với việc khai thác tài nguyên cát sỏi lòng sông mang lại giá trị kinh tế cao, hoạt động khai thác trong lĩnh vực này đã xuất hiện tình trạng khai thác không đúng thiết kế mỏ, khai thác ngoài phạm vi, ranh giới, vượt công suất, thời gian quy định, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sản xuất của người dân.

Để quản lý, giám sát hiệu quả việc khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, nhiệm vụ đã được ban hành và tình hình thực tế, thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục triển khai giải pháp: Chủ trì, thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với các mỏ cát được cấp phép trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cát nhân tạo để thay thế dần cho cát tự nhiên. 

Bên cạnh đó, thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo đúng quy định của Luật Khoáng sản để tăng thu cho ngân sách Nhà nước; Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản 53 mỏ đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh – lực lượng nòng cốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, các đơn vị công an trong tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý các đối tượng vi phạm khai thác khoáng sản trái phép.

Theo nhận định của một số cơ quan chức năng, tình hình khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều ở các địa bàn giáp ranh trên 2 tuyến sông Chu và sông Mã. Do vậy, việc tăng cường quản lý, quyết liệt xử lý vi phạm cần được chú trọng triển khai.

Lực lượng chức năng quyết liệt xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác, hạn chế thất thoát tài nguyên khoáng sản 

Số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn lực lượng công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ xử lý 74 vụ vi phạm trên lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, xử lý 13 đơn vị doanh nghiệp, 98 cá nhân, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,3 tỷ đồng, tịch thu 1 máy xúc, 1 phương tiện thủy và 24 bộ máy bơm và vòi hút cát.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình xây dựng trọng điểm đang được triển khai xây dựng, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Nam đoạn qua Thanh Hóa đang được thi công xây dựng, nhu cầu cát vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình tăng cao, nguồn khoáng sản tại các mỏ cát được cấp phép khai thác không đủ đáp ứng. Vì vậy, công tác quản lý siết chặt hoạt động khai thác cần được ưu tiên thực hiện, hạn chế thất thoát nguồn tài nguyên. 

UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo UBND các huyện, thành phố đã tăng cường các giải pháp quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác như: xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về cát, sỏi lòng sông ở khu vực giáp ranh, thành lập các Tổ công tác ra quân trấn áp tội phạm về khoáng sản; đặc biệt, lắp đặt hệ thống camera theo dõi các tổ chức, cá nhân vận chuyển cát đi tiêu thụ...

 

Thanh Nga 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline