Hotline: 0941068156

Thứ năm, 29/05/2025 07:05

Tin nóng

Tổng thống Hungary: ‘Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới’

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục sự cố phun trào bùn lầy tại phố Cát Linh

Thủ tướng đề nghị ASEAN và GCC đưa lĩnh vực tăng trưởng xanh trở thành trụ cột hợp tác mới

3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Cần thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 2025

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng

Việt Nam – Pháp: Phát triển mối quan hệ đối tác để xây dựng một tương lai thịnh vượng

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thứ năm, 29/05/2025

Thực trạng và giải pháp về chất lượng môi trường không khí

Thứ hai, 25/10/2021 15:10

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2021, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia sẽ tập trung vào thực trạng và giải pháp về chất lượng môi trường không khí.

Chất lượng không khí tại Hà Nội thời gian gần đây đã được cải thiện. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được thực hiện 5 năm một lần, căn cứ các vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Theo đánh giá của Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường), giai đoạn 2016-2020, ô nhiễm môi trường không khí tại một số thành phố lớn vẫn tiếp tục diễn ra, tại một số thời điểm, một số khu vực ở mức xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Từ năm 2018 đến nay, chất lượng môi trường không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc có chiều hướng suy giảm, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt tại Hà Nội nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Đây cũng là vấn đề xảy ra đối với các thành phố, đô thị lớn tại các quốc gia đang phát triển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan tổng hợp thông tin, số liệu về chất lượng môi trường không khí và thực trạng quản lý môi trường không khí thời gian qua tại địa phương và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30-6-2021.

Cụ thể, các địa phương phải báo cáo thông tin, số liệu về diễn biến các thông số quan trắc về ô nhiễm không khí (đô thị, nông thôn, làng nghề, khu/cụm công nghiệp...); đánh giá chất lượng không khí xung quanh khu vực đô thị (nội đô, trung tâm), khu vực nông thôn, ngoại ô và các khu vực khác; các điểm nóng, vấn đề nổi cộm liên quan đến ô nhiễm không khí trên địa bàn. Các kết quả quan trắc từ số liệu quan trắc chất lượng không khí định kỳ, trạm tự động, liên tục tại địa phương cần so sánh với giá trị giới hạn theo QCVN 05:2013/BTNMT.

Các nguồn điểm phát thải chính gồm nhà máy sản xuất công nghiệp (nhiệt điện, thép, xi măng, hóa chất...), các lò đốt rác. Các nguồn di động gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; đường thủy, hàng không…

Báo cáo phải có sự phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm cả nguyên nhân khách quan từ các yếu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo mùa, các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới (nếu có)… Các nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát sinh các nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí.

Đồng thời, báo cáo cũng bao gồm thông tin, dữ liệu về công tác quản lý, giải pháp bảo vệ môi trường không khí, thể chế, chính sách, các giải pháp quản lý chất lượng không khí; cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm quản lý chất lượng không khí giữa các cơ quan; hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang được thực hiện; hiện trạng áp dụng các công cụ quản lý chất lượng không khí. Cơ chế phối hợp, chia sẻ, công khai thông tin, dữ liệu chất lượng không khí và vai trò của các bên liên quan tại địa phương; các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm không khí; vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng không khí.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm không khí và tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan lập báo cáo hiện trạng môi trường năm 2021 và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31-12-2021.

PV/HNMO

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/995619/thuc-trang-va-giai-phap-ve-chat-luong-moi-truong-khong-khi

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline