Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 13:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba, 17/01/2023 04:01

TMO - UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2025.

Thời gian tới, Vĩnh Long tập trung ứng dụng công nghệ mới, các giải pháp khoa học đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; ít nhất 70% mô hình được triển khai trong Chương trình trên địa bàn tỉnh được tiếp tục duy trì và nhân rộng. Tối thiểu 80% mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được triển khai trong Chương trình có sự liên kết đa ngành, hên kết theo chuỗi giá trị và hợp tác công tư.

Tối thiểu 25% mô hình triển khai thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh được thực hiện tại các xã đặc biệt khó khăn, các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ đạt được các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Tối thiểu 40% sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ (sở hữu công nghiệp, giống cây trồng) tăng trung bình 25% - 30%/5 năm so với giai đoạn 2016-2020. 

Kế hoạch triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững. Trong đó, đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu phát triển và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung kết hợp thực hiện thâm canh, sử dụng các giống cây con và quy trình sản xuất hiệu quả tạo năng suất chất lượng cao, có sức cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ; ưu hên hỗ trợ phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP.

Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa một cách đồng bộ các khâu sản xuất; trong đó chú trọng khâu bảo quản, chế biến, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng, đăng ký các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc cho nông sản. Nghiên cứu ứng dụng nhanh công nghệ sinh học trong việc chọn, lai tạo và sản xuất kết hợp với nhập khẩu giống, chuyển giao công nghệ để sản xuất các loại giống sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực (lúa, cây ăn trái, heo, bò, cá); hình thành Trung tâm thực nghiệm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo đột phá phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống cây, giống con hàng đầu của khu vực.

Ảnh minh họa 

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vacxin phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong chăn nuôi, thủy sản (lở mồm long móng trên trâu bò, heo tai xanh, dịch tả heo Châu Phi, gan thận mủ trên cá tra,...). Đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng hến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn nhằm giảm ảnh hưởng đến môi trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ cho phù hợp với quy luật diễn biến của thời tiết, khí hậu và thiên tai trên địa bàn tỉnh; chuyển đổi mùa và thời vụ đối với những cây ngắn ngày như: lúa, bắp, khoai, các loại rau màu khác phù hợp với diễn biến thời tiết, xâm nhập mặn.

Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu thực hiện các giải pháp xây dựng các xã đáp ứng an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững, đề ra  giải pháp nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đề phòng và khắc phục tình trạng sạt lở sông rạch. Hàng năm, xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp; nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai bằng áp dụng các công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo và phòng chống thiên tai; xây dựng các phương án thích ứng và chủ động trước mọi tình huống.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong phát triển hạ tầng nông thôn bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và đặc điểm văn hóa truyền thông của vùng đồng bằng sông Cửu Long để tạo lập môi trường, cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thông; đưa nông thôn trở thành “nơi đáng sống”. Tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng ngừa các vi phạm về sử dụng đất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm mất diện tích đất có giá trị đa dạng sinh học.

Nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư nông thôn. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung bảo vệ môi trường với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan hủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch theo quy định và bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này trình Ủy ban nhân dân tỉnh, xem xét, quyết định (khi cần thiết). Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở ngành thực hiện, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện thành công Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2030. Trong đó, ưu tiên tập trung thực hiện tại các xã đang xây dựng nông thôn mới...

 

 

Hải Long 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline