Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 12:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba, 08/07/2025

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Thứ ba, 08/07/2025 09:07

TMO – “Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển đất nước; đây không chỉ là lựa chọn tự nhiên, là yêu cầu khách quan mà còn là mệnh lệnh của thời đại. Thủ tướng khẳng định quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam trong hoàn thành mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, đồng thời đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu và y tế”. Nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu tại Phiên họp cấp cao về chủ đề "Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu" hôm 7/7 (trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tại Brazil).

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ủng hộ và đánh giá cao Brazil khi lựa chọn bảo vệ môi trường và y tế toàn cầu, những vấn đề có ý nghĩa sống còn với hành tinh, là ưu tiên của Hội nghị BRICS mở rộng năm 2025. Những gì thế giới trải qua sau đại dịch Covid-19, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số cho thấy thế giới chưa thực sự sẵn sàng, các thể chế đa phương chưa đủ gắn kết và hợp tác đủ mạnh để cùng vượt qua khủng hoảng. Thủ tướng Chính phủ cho rằng lựa chọn đặt ra là cần thay đổi tư duy, đổi mới nhận thức và khẩn trương hành động với tinh thần "cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: QH

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 đề xuất quan trọng. Cụ thể: Thúc đẩy hình thành nhận thức chung, cách tiếp cận chung mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện để bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân; Bảo đảm nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, công bằng, công lý trong giải quyết các thách thức về môi trường và y tế, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển và nguồn lực của mỗi quốc gia; kêu gọi các quốc gia phát triển có trách nhiệm thực hiện các cam kết về tài chính, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực;

Nỗ lực huy động các nguồn lực đầy đủ và bền vững để hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu và y tế. Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam ủng hộ các ưu tiên của Hội nghị COP30 do Brazil đề xuất, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết đạt kết quả đột phá về tài chính khí hậu tại Hội nghị COP30, khuyến khích các cơ chế tài chính xanh, sáng tạo và sự tham gia mạnh mẽ hơn từ khu vực tư nhân;

Phát huy tối đa vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số để bảo vệ môi trường, phát triển y tế. Các nước cần đẩy mạnh hợp tác phát triển công nghệ xanh, hạ tầng số, chia sẻ tri thức, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia; Thúc đẩy cải cách thực chất, hiệu quả thể chế quản trị toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế, đề cao vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, hợp tác đa phương, tăng cường sự tham gia thực chất, hiệu quả của các cơ chế hợp tác khu vực và liên khu vực, để bảo đảm các cam kết toàn cầu về khí hậu, y tế được thực thi một cách công bằng, minh bạch và hiệu quả.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển đất nước; đây không chỉ là lựa chọn tự nhiên, là yêu cầu khách quan mà còn là mệnh lệnh của thời đại. Thủ tướng khẳng định quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam trong hoàn thành mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, đồng thời đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu và y tế.

Trước đó, phát biểu khai mạc Phiên họp, Tổng thống Brazil nhấn mạnh sự cần thiết của quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và có kế hoạch, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và hướng tới mục tiêu "không phá rừng"; kêu gọi đầu tư mạnh mẽ để bảo vệ rừng nhiệt đới, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công bằng khí hậu nhằm giải quyết đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Các nhà lãnh đạo cảnh báo nguy cơ chậm trễ, thậm chí là đảo ngược tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; kêu gọi hợp tác toàn cầu để ứng phó khủng hoảng khí hậu, tăng cường quản trị y tế toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững; chia sẻ nhiều giải pháp nhằm thu hẹp bất bình đẳng, tăng cường năng lực y tế cộng đồng, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái…

Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS 2025.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) được thành lập năm 2006, đến nay có 10 nước thành viên, gồm: Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Iran, Ethiopia, Ai Cập, Indonesia và UAE. Ngoài ra, còn có 10 nước đối tác, trong đó có Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến chuyển sâu sắc cả về chính trị, kinh tế và khí hậu, BRICS nổi lên như một mô hình hợp tác mới mang tính chiến lược, đóng vai trò ngày càng rõ nét trong việc định hình lại trật tự toàn cầu. BRICS cũng hướng tới việc xây dựng những thể chế thay thế, giảm phụ thuộc vào các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, đồng thời khuyến khích sự nổi lên của các nền kinh tế đang phát triển.

Việc Việt Nam trở thành nước đối tác của BRICS, cũng như tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần này khẳng định vai trò và đóng góp trách nhiệm tại các cơ chế đa phương với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên BRICS.

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline