Hotline: 0941068156

Thứ tư, 06/12/2023 20:12

Tin nóng

Gần 30 cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 8.350 vụ vi phạm về môi trường trong 5 tháng đầu năm

Nhiều trạm quan trắc không khí “lười” nảy số?

Chi gần 210 tỷ đồng nạo vét các tuyến đường thủy trọng điểm

Cần quyết liệt hơn trong “phân loại rác tại nguồn”

“Kinh tế xanh”: Ngành thủy sản cần làm gì để giảm lượng rác thải đổ ra biển?

Đảm bảo an ninh môi trường vì các thế hệ người Việt

Buýt điện đầu tiên chính thức lăn bánh

Công bố báo cáo về hiện trạng bụi PM2.5 của 63 tỉnh/thành năm 2019-2020

Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Đầu tư 21 cụm cảng thủy hàng hóa tại các tỉnh phía Nam

Định hướng phát triển kinh tế biển xanh

Trẻ em cần được tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, biến đối khí hậu

Cần giải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai

Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Bảo vệ tài nguyên nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chưa 'khai tử' xe thô sơ, ba bánh

Đến năm 2030 sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam

Thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và xây dựng văn hoá môi trường hướng tới phát triển bền vững đất nước

Thứ tư, 06/12/2023

Thúc đẩy phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Thứ hai, 23/05/2022 20:05

TMO - Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh triển khai xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng “Di sản văn hóa Quảng Trị”, với mục tiêu thúc đẩy du lịch tại địa phương từ quá trình chuyển đổi số.

Ứng dụng trên là kết quả đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, góp phần hỗ trợ phát triển du lịch Quảng Trị”.

Thành Cổ là địa danh được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách, tinh thần đấu tranh quả cảm, anh dũng của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm. Tuy nhiên, hiện tại, Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị cũng như các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ có những thông tin dưới dạng sách, tờ rơi, video hay website để giới thiệu, quảng bá. 

Thành Cổ Quảng Trị - Di tích quốc gia đặc biệt đang được triển khai trên nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển du lịch 

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý di tích và quảng bá du lịch. Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ, các ứng dụng trước đây chỉ chạy trên CD nên việc cài đặt đưa vào sử dụng gặp nhiều trở ngại, phạm vi phục vụ nhỏ, chỉ dừng lại ở nội dung học thuật của hệ thống thông tin, chưa có sản phẩm chuyển giao cụ thể cũng như ứng dụng trong thực tế.

Khắc phục những hạn chế trên, nhóm nghiên cứu đã kết hợp các công nghệ hiện đại như: GIS (Geography Information System - hệ thống thông tin địa lý) cùng với các công cụ và công nghệ hỗ trợ như: GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị), UAV (Unmanned Aerial Vehicle - công nghệ máy bay không người lái), 3D (ThreeDimensional - đồ họa máy tính 3 chiều) để xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng “Di sản văn hóa Quảng Trị”.

Ứng dụng tích hợp sinh động dữ liệu lịch sử - văn hóa lên bản đồ địa lý tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu số. Từ đó, giúp người dùng khai thác hiệu quả và tiện lợi. Đặc biệt, khách du lịch có được những trải nghiệm mới về lịch sử thông qua tương tác với mô hình 3D. Ứng dụng còn thực hiện nhiệm vụ bảo tồn các di sản dưới dạng kỹ thuật số thông qua việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truy cập mở vào cơ sở dữ liệu. Hiện tại ứng dụng đang được hỗ trợ trên hệ điều hành Android.

Trong quá trình di chuyển tới điểm cần tham quan, du khách có thể theo dõi thêm các thông tin giới thiệu về các điểm đến một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất để nắm bắt được các thông tin cần thiết. Đồng thời, ứng dụng sẽ gợi ý các điểm đến lân cận mà du khách có thể quan tâm hoặc thuận tiện cho du khách trong quá trình tham quan, khám phá.

Ứng dụng “Di sản văn hóa Quảng Trị” như một “bản đồ số” hỗ trợ du khách chủ động lộ trình tham quan theo nhu cầu và điều kiện của mỗi người (thời gian, sức khỏe…), giúp cá nhân hóa hành trình tham quan một cách tối ưu. Với hệ thống thông tin đa dạng, ứng dụng này đáp ứng nhu cầu tiếp cận mở phục vụ mục đích giáo dục và du lịch văn hóa.

Ngoài Thành Cổ Quảng Trị, nhóm nghiên cứu đã thu thập, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu các di tích lịch sử văn hóa trong phạm vi bán kính 10 km nếu lấy Thành Cổ Quảng Trị làm trung tâm như: Trường Bồ Đề, ngã ba Long Hưng, nhà thờ Long Hưng, chốt thép Long Quang, chốt Ngô Xá Tây, nhà thờ Trí Bưu Dữ liệu này giúp du khách tìm kiếm và tra cứu dễ dàng các thông tin liên quan đến Thành Cổ Quảng Trị và khu vực lân cận.

 

Ánh Lâm 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline