Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 23:07

Tin nóng

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 06/07/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Chủ nhật, 06/07/2025 14:07

TMO - Sau khi Cây đa Di sản tại đình Kim Quy, xã Đại Xuyên (TP. Hà Nội) bị gãy đổ do ảnh hưởng của mưa lớn, Đoàn chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã nhanh chóng về địa phương để khảo sát hiện trạng và tư vấn giải pháp kỹ thuật nhằm cứu hộ, bảo tồn cây.

Đây là nỗ lực kịp thời nhằm gìn giữ giá trị sinh thái, văn hóa và lịch sử gắn liền với Cây Di sản. Theo hồ sơ, cây đa này được công nhận Cây Di sản vào cuối năm 2024. Trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, cây đa là nơi treo cờ đỏ búa liềm ngày 1-5-1930 và cũng là điểm hẹn của dân quân du kích thời chống thực dân Pháp.

Tại đây, Đoàn đã trực tiếp trao đổi với các vị lãnh đạo, đại diện phòng Văn hoá xã Đại Xuyên và thôn Kim Quy, và nghe thông báo tình hình, trực tiếp khảo sát hiện trường cây đa di sản bị đổ ngã sau mưa bão.

Đoàn chuyên gia VACNE trao đổi với đại diện xã Đại Xuyên và thôn Kim Quy.

Thực tế cho thấy, sau một thời gian được vinh danh Cây Di sản Việt Nam, cây đa này đã được cộng đồng chăm sóc tốt hơn, cành lá xanh tươi và xum xuê. Tuy nhiên, do một số thân cành quá nặng, nhưng thân chính quá già cỗi (bị mục ruỗng) và bị tác động của mưa kéo dài, nên một trong số các thân cây bị gãy (dù không có bão) vào rạng sáng 3/7.

Trước thực trạng này, Đoàn chuyên gia cũng như đại diện địa phương đều thống nhất: cần phải có biển cảnh báo, cấm người qua lại dưới những cành có nguy cơ gãy đổ, để tránh gây tai nạn; đồng thời nhanh chóng cắt cành bị mục gãy, dựng chống lại phần thân còn tươi sau khi cắt cành và neo kéo vào nhưng thân cây còn khoẻ.

Tiến hành trồng bổ sung cây đa nhỏ cùng loài vào gốc cây đã bị mục gãy. Lưu ý: thường xuyên theo dõi cắt tỉa cành phòng chống mưa bão và mở rộng không gian sống cho một số rễ phụ hiện có.

Đoàn chuyên gia thống nhất phương án cứu chữa cây đa Di sản bị gãy đổ do mưa lớn.

Sau khi bàn bạc và nghe hướng dẫn của các chuyên gia về kỹ thuật chăm sóc cây, đại diện địa phương thay mặt cán bộ và nhân dân bày tỏ lòng cảm ơn tới Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã quan tâm, tư vấn để địa phương kịp thời cứu cây đa Di sản- một minh  chứng lịch sử vô giá, đáng tự hào của nhân dân xã Đại Xuyên (TP. Hà Nội).

Việc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cử chuyên gia về tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản bị gãy đổ sau mưa lớn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong bảo tồn đa dạng sinh học và di sản thiên nhiên. Cây Di sản không chỉ mang giá trị sinh thái mà còn gắn liền với lịch sử, văn hóa cộng đồng. Hoạt động cứu hộ kịp thời góp phần gìn giữ dấu ấn thời gian, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ cây cổ thụ quý hiếm, đồng thời khẳng định vai trò của khoa học kỹ thuật trong ứng phó thiên tai và bảo tồn di sản tự nhiên.

 

 

Phương Thảo

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline