Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 17:11
Thứ sáu, 20/01/2023 06:01
TMO - Tại tỉnh Gia Lai, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp địa phương có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Với mục tiêu nâng hạng, hướng tới xuất khẩu, các doanh nghiệp, hợp tác xã đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Gia Lai có 25 sản phẩm được công nhận 4 sao và 189 sản phẩm 3 sao. Chương trình đã góp phần quan trọng để từng bước nâng tầm đặc sản và sản phẩm đặc trưng của địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Xuất hiện một số HTX, một số địa phương và doanh nghiệp điển hình trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm OCOP.
Theo Kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tỉnh Gia Lai sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm; phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các Sở, ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra.
Duy trì, nâng hạng và phát triển các sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh lợi thế về thương hiệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm nghề truyền thống và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững; tổ chức đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh hàng năm và giai đoạn 2021-2025. Kết nối sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm OCOP phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm đạt thứ hạng cao.
Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: ĐT
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định thực hiện Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP tỉnh đạt mục tiêu đề ra. UBND các huyện, thị xã, thành phố vận dụng các cơ chế chính sách, nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn; ưu tiên phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.
Tập trung chỉ đạo, định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ; phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn; phát huy sáng tạo và sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.
Tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 246 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP trên địa bàn tỉnh là 395 sản phẩm, trong đó có từ 1-2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Duy trì, củng cố và nâng cấp ít nhất 30% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Có ít nhất 10% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với nguyên liệu ổn định: trong đó ưu tiên các sản phẩm đã được đánh giá và phân hạng.
Có ít nhất 70% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như: hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...; phấn đấu trên địa bàn tỉnh có trên 10 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm giới thiệu và đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Nông sản đặc trưng, những sản phẩm OCOP tiêu biểu được đẩy mạnh quảng bá tại các hội chợ.... Ảnh: ĐT
Để triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề nghị các ngành chức năng tập trung sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng. Ưu tiên đầu tư hợp lý cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển bền vững. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.
Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường. Trong đó, đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, bao gồm: Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế và điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn. Các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc, trong đó ưu tiên: Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo; sản phẩm dược chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa; sản phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa truyền thống.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho các sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu tại các tỉnh thành trên cả nước, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP sản phẩm đặc trưng thường niên gắn với văn hóa cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm. Xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam (nhãn hiệu chứng nhận); tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường.
Nhân rộng mô hình điểm bán OCOP; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số (xúc tiến thương mại điện tử; Hội chợ và triển lãm thực tế ảo OCOP); các trung tâm giới thiệu OCOP đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với khai thác lợi thế về du lịch nông thôn. Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.
Hà Vân
Bình luận