Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 17:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học với khát vọng "đô thị xanh và thông minh”

Thứ bảy, 29/04/2023 12:04

TMO - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Phạm Ngọc Đăng cho rằng: “Phát triển thành phố bền vững là sự phát triển hài hòa, cân bằng giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm tạo ra điều kiện sống của dân cư đô thị khá giả hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh nặng cho các thế hệ tương lai”.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Phạm Ngọc Đăng (10/10/1937) tại xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cố đô, bên dòng sông Hoàng Long, một vùng chiêm trũng, vùng đất cổ giàu truyền thống văn hóa, vùng đất “sinh vương, sinh thánh, sinh thần”. Giáo sư xuất thân trong một gia đình nông dân có 9 anh chị em, dù đông anh em nhưng bố mẹ ông vẫn mong muốn các con được học tập nên người. Thân phụ ông là người chịu khó học hành, biết chữ Nho, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp, đã mở lớp dạy chữ cho con em trong làng không thu tiền và được dân làng yêu mến gọi là ông “Đồ”.

Có lần Giáo sư chia sẻ: “Bố tôi được các cụ cho đi học nhưng không đỗ đạt gì, chỉ đủ con chữ làm ông Đồ dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ không lấy tiền cho con em trong làng, ước mơ học hành từ đây được ông gửi gắm hết nơi con cái. Nên dù “tháng 3 ngày 8” chỉ có cháo loãng húp xuông thì ông vẫn bằng mọi cách lo cho anh em chúng tôi đến lớp....Ngày ấy nhà nghèo không có trâu bò cày ruộng, mùa đông giá rét, tôi vẫn nhét giấy vào lồng ngực, đi cầm bừa để bố tôi hoặc anh tôi khoác manh chiếu qua vai thay trâu, bò kéo làm nát đất ruộng để cấy lúa. Nhìn bố chịu cực như vậy thì mình khổ chút có thấm gì”.

Năm 1946-1949, GS Phạm Ngọc Đăng học tiểu học tại trường Cơ bản Điềm Giang, Ninh Bình, năm 1949-1952 học THCS trường Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa lúc đang học lớp 8 thì có đợt tuyển quân, thanh niên Phạm Ngọc Đăng không ngần ngại mà lập tức xung phong xin tham gia kháng chiến. Nhưng vì thể trạng yếu, lại sẵn bệnh tim mạch nên không được xếp vào đối tượng tuyển quân, cậu đành ở lại, tiếp tục chuyên tâm đèn sách. Đó thật là những ngã rẽ mà không ai có thể lường trước, số phận đã khéo xếp đặt để cậu được tiếp tục theo nghiệp học hành.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 

Bằng những xuất học bổng hiếm hoi được Nhà nước trao tặng cho học sinh nghèo, Phạm Ngọc Đăng đã xuất sắc hoàn thành chương trình phổ thông, năm 1952-1956, học THPT Hoa Lư, Ninh Bình và cấp 3 Liên khu III, năm 1956-1959 học Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 1960 ông tốt nghiệp loại giỏi khóa 1, Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, trở thành một trong số những kỹ sư xây dựng đầu tiên của Việt Nam, năm 1959-1966 là Giảng viên môn Vật lý kiến trúc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 1982-1990 làm Chủ nhiệm Khoa, Hiệu Phó, Hiệu Trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Năm 1973, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và 5 năm sau (1978) luận án Tiến sĩ khoa học với đề tài “Chế độ nhiệt của nhà trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam; năm 1984 ông được công nhận chức danh Phó Giáo sư và năm 1991 là Giáo sư.

Trong những năm công tác, GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng đã nghiên cứu 110 công trình khoa học, viết 19 cuốn sách và 150 bài báo, trong đó có những tác phẩm được xuất bản ở nước ngoài và đăng tải trên tạp chí quốc tế uy tín. Một số kết quả nghiên cứu của ông đã được đưa vào giáo trình đại học môn Vật lý xây dựng xuất bản ở Liên bang Nga và được đưa vào tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Những cuốn sách ông viết thường tập trung vào phân tích vật lý kiến trúc, vật lý xây dựng, những vấn đề về cơ sở khí hậu học của thiết kế kiến trúc và ô nhiễm môi trường không khí, kinh tế chất thải đô thị Việt Nam...

Trong 150 bài báo, Giáo sư dành nhiều tâm huyết để lý giải, làm rõ những thành tựu và hạn chế trong quy hoạch, xây dựng đô thị ở Việt Nam, những vấn đề về bảo vệ môi trường, chống bức xạ chất lượng thông gió, truyền nhiệt qua mái nhà, quản lý chất rắn đô thị... trong xây dựng đô thị và khu công nghiệp. Đặc biệt, Giáo sư có đề cập đến xây dựng đô thị xanh trong các bài báo: Bàn về xây dựng đô thị sinh thái ở nước ta, Phát triển đô thị bền vững về môi trường ở Việt Nam; Bàn về xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị...

Đáng chú ý trong cuốn sách “Các giải pháp thiết kế công trình xanh ở Việt Nam” do GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng làm chủ biên, tham gia biên soạn có PGS. TS Nguyễn Việt Anh, ThS. KTS Phạm Thị Hải Hà, TS. Nguyễn Văn Muôn, trong cuốn sách này các tác giả đã làm rõ khái niệm mới như: “Công trình xanh là công trình xây dựng mà trong cả vòng đời của nó, từ giai đoạn lựa chọn địa điểm xây dựng, thiết kế thi công xây dựng, giai đoạn sử dụng, vận hành, cho đến giai đoạn sửa chữa, nâng cấp,tái sử dụng đều đạt hiệu quả cao và tiết kiệm sử dụng năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu và giảm thiểu các tác động xấu đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh, sản sinh ra chất thải ô nhiễm môi trường ít nhất và tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho người sử dụng”;

“Kiến trúc xanh là công trình kiến trúc được áp dụng một cách sáng tạo các giải pháp thiết kế kỹ thuật kiến trúc thân thiện với thiên nhiên và môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên hài hào kiến trúc với cảnh quan và sinh thái tự nhiên, tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho người sử dụng”. Ngoài ra “Thành phố xanh hay thành phố bền vững môi trường là thành phố được thiết kế và xây dựng trong điều kiện cân nhắc các tác động môi trường ở vị trí hàng đầu, không những chú ý đến sự thịnh vượng cuộc sống của dân cư đô thị, giảm thiểu nhu cầu tài nguyên đầu vào của thành phố (năng lượng, nước, vật liệu...) mà còn phải đảm bảo thành phố sản sinh ra chất thải ô nhiễm môi trường ít nhất, thành phố bảo tồn đa dạng sinh hoc, đảm bảo không khí sách, nước sạch, đất sạch...

Ba khái niệm công trình xanh, kiến trúc xanh, thành phố xanh là những nội dung mới, góp phần nâng cao hiểu biết về xu hướng kiến trúc và xây dựng tiên tiến trên Thế giới, là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển công trình xanh, thông minh ở Việt Nam. Xây dựng xanh mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho bản thân chủ đầu tư công trình cũng như cho xã hội và quốc gia như: Tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu; Tiết kiệm sử dụng tài nguyên nước sạch, tái sử dụng nước thải, thu gom và sử dụng nước mưa; giảm thiểu úng ngập mùa mưa, dữ trữ nước cho hạn hán; Nâng cao chất lượng môi trường sống trong công trình; Giảm thiểu các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường; Bảo đảm hệ sinh thái các khu vực xây dựng công trình.

GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học. 

GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng là người đi tiên phong đã đề xuất Khung bộ tiêu chí thành phố bền vững ở nước ta, bao gồm 3 nguyên tắc cơ bản là: Bộ tiêu chí thành phố bền vững cần phải ngắn gọn, xúc tích và minh bạch, có đầy đủ các nội dung cơ bản và cân đối hài hòa giữa 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường, tổng số lượng tiêu chí vào khoảng 20 tiêu chí là vừa; Các tiêu chí phải có tính khả thi, có thể đánh giá định lượng trên cơ sở các thông tin dữ liệu sẵn có, như là các dữ liệu trong niêm giám thống kê và báo cáo hàng năm của thành phố; Không có sự trùng lặp, ví dụ là hệ thống giao thông là hoạt động kinh tế, cũng là nâng cao điều kiện đi lại thuận tiện của người dân, tiết kiệm thời gian đi lại và an toàn nên có thể thuộc về lĩnh vực xã hội, đồng thời có liên quan đến lĩnh vực ô nhiễm môi trường.

Trên cơ sở các nguyên tắc đã nêu, GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng đã đề xuất khung Bộ tiêu chí thành phố bền vững của Việt Nam bao gồm 3 nhóm chỉ số: Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Riêng về chỉ số bảo vệ môi trường bao gồm 8 tiêu chí: Tiêu thụ năng lượng; Ô nhiễm không khí và tiếng ồn; Phát thải khí CO2; Cấp nước và vệ sinh môi trường; Quản lý chất thải rắn; Ô nhiễm sông hồ; Nạn ngập úng; Ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu...

Trong suốt cuộc đời cống hiến cho khoa học, GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng còn được giao thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đó là vào tháng 9/1969 ông cùng PGS Tăng Văn Đoàn cùng bộ môn được biệt phát 1 tháng vào Cục Bảo vệ, Bộ Quốc phòng để nghiên cứu, tính toán đưa ra phương án thiết kế bảo đảm chế độ nhiệt ấm của một hầm ngầm nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ thi hài trong căn hầm lưu giữ tạm thời thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu vực Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.

Từ chuyên ngành Vật lý xây dựng, Giáo sư dấn thân, tình nguyện chuyển sang ngành khoa học rộng lớn hơn, vĩ mô hơn vì theo Giáo sư “Nhà nước bắt đầu bàn nhiều về vấn đề liên quan đến môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tôi thấy mình cứ bó hẹp trong ngành hẹp này thì không thể giúp nhiều cho việc xây dựng cơ chế, chính sách khoa học bảo vệ môi trường, không thể đóng góp nhiều cho sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước. Vì thế, trên cơ sở nền tảng khoa học được đào tạo bài bản đã có, tôi chuyển sang nghiên cứu những lĩnh vực mới rộng lớn hơn, thực tế hơn đó là vấn đề bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp”.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng có một cống hiến có ý nghĩa thực tế rất cao. Đó là, hoàn thành đề tài “Nghiên cứu xây dựng Lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại (2004-2005), ông cùng cộng sự thực hiện đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Trong quá trình nghiên cứu, chế tạo lò đốt này đã gặp nhiều khó khăn nhưng cuối cùng công trình đã được hoàn thành. Lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại này được đặt tên là CEETIA-150, được thiết kế chế tạo dựa trên nguyên lý đốt 2 buồng, đây là lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế, chế tạo và vận hành đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Do có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học nên GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng được Đảng và Nhà nước các ngành, các địa phương trao tặng nhiều giải thưởng cao quý: Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ) năm 1982; Huân chương Lao động hạng Ba năm 1985; Được Nhà nước phong tặng Nhà giáo Ưu tú năm 1988, Nhà giáo Nhân dân năm 2002...

 

 

NL (ghi) 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline