Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 08:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Cây Di sản tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Thứ sáu, 21/07/2023 16:07

TMO - Trải rộng trên diện tích hơn 140ha, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) có nhiều loài cây quý, trong đó có nhiều cây đã 600 năm tuổi. Những loài cổ thụ đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng cho Khu di tích lịch sử này.

Thông tin từ Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, quần thể thực vật ở Lam Kinh được trồng, khoanh nuôi tái sinh tập trung trên gần 100ha. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận 18 cây cổ thụ ở Lam Kinh là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có 13 cây thuộc Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) và 5 cây thuộc khu đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc. Nổi bật trong số này là cây đa-thị 300 năm tuổi năm ở phía Tây khu thành nội, gần đầu hồi Nghi Môn và cách sân rồng không xa.

Cây đa-thị 300 năm tuổi tại Khu Di tích được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2013. 

Theo Ban quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh trên 300 năm trước, tại chỗ cây đa là cây thị. Sau đó chim đến ăn thị đã thả hạt đa xuống đất, từ đó mọc lên một cây đa. Người dân địa phương vì thế vẫn gọi đó là cây đa-thị. Cây thị vẫn xanh tươi trong gốc đa cho đến vài năm trước thì chết khô. Bộ rễ phụ của cây đa này rất đặc biệt ở chỗ chỉ quấn quýt xung quanh gốc thị cũ mà không vươn ra xa như các cây đa ở nhiều gốc cây khác. Ngọn đa cao trên 40m, chu vi thân cây hơn 17m.

Phía sau 5 tòa Thái miếu là cây sui cổ thụ gần 600 năm tuổi. Cây sui nằm ngay trước mộ vua Lê Thái Tổ vừa tạo vẻ đẹp tự nhiên cho di tích, vừa tạo thêm sự tôn nghiêm chốn linh thiêng này. Theo kết quả đo đạc, cây sui cao khoảng 40m, đường kính 1,13m, cây khỏe mạnh, cành lá xanh tốt. Trên thân cây, nhiều loài địa y, dương xỉ bám đầy. Cây Di sản Việt Nam ở Lam Kinh phân bố rải rác ở nhiều ngọn đồi, nhiều loại được xếp vào loại gỗ rừng quý thuộc nhóm I, nhóm II như lim, dổi,...

Nằm phía Đông Bắc khu di tích là cây đa kéo cũng có tuổi đời gần 600 năm. Cây cao khoảng 35m với chu vi thân gần mặt đất 11m. Xung quanh gốc đa là vô số vè, bạnh xiên ngang mặt đất tạo nên hình thế vững chãi, giúp cây chống chọi với bão giông và thời tiết khắc nghiệt.

Những cây cổ thụ đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng cho Khu di tích lịch sử này.

Cụm cây ruối (tên địa phương gọi là cây rưới) 300 năm tuổi. Theo Ban quản lý di tích Lam Kinh, vào năm 1788, khi bức thành nội phía Tây sụp đổ, cây ruối mọc lên trên nền bức tường. Cụm gồm 5 cây mọc sát nhau với chiều cao 12-15m, chu vi thân 2,18-3,1m. Loài này rất đặc biệt, không bị rụng lá bất thường vào mùa hè hay mùa đông.

Cách khu di tích Lam Kinh khoảng 6km về phía Tây là khu đền Tép (xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc) – nơi thờ Trung Túc Vương Lê Lai. Tại khu đền này có 5 Cây Di sản gồm hai cây đại, hai cây sấu và một cây đa tía. Hai cây đại ( tiếng Mường gọi là cây Pa Rạng) được trồng hai bên tả, hữu cổng tam quan của đền Tép đều có tuổi thọ hơn 600 năm. Theo gia phả dòng tộc Lê Lai vào năm 1450 vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho nhân dân làng Tép xây dựng đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, cùng năm đó nhân dân đã trồng được hai cây đại trước đền thờ. Một cây cao 14m, cây còn lại cao 17m, chu vi tương ứng là 2,7 và 4,5m.

Nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng Lam Kinh nói chung, hệ thống cây di sản nói riêng, thời gian qua, Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp như tăng cường chăm sóc, bảo vệ. Đồng thời, chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và tạo môi trường sinh trưởng ổn định cho các loài thực vật. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng. Ngoài ra, chú trọng việc giới thiệu giá trị của các cây di sản đến với đông đảo du khách...

Cây pơ mu hơn 1.000 tuổi cũng được xếp hạng cây di sản Việt Nam. Ảnh: LH. 

Tại tỉnh Thanh Hóa, quần thể sa mu, pơ mu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được coi là lớn nhất Bắc Trung Bộ với nhiều cây trăm tuổi, đặc biệt có cây gần 1.500 tuổi được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam năm 2013. Cao lớn và già nua nhất trong rừng Xuân Liên là cây sa mu dầu sống ở độ cao khoảng 1.400 m so với mực nước biển, giáp biên giới Việt Lào. Cây có tên khoa học là Cunninghamia konishii, hay còn gọi là sa mộc dầu, mạy lâng lênh... thuộc họ nhà thông. Gốc cây có đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m. Trên thân cây, địa y mọc xanh rì, bao kín.

Cách cây sa mu dầu khoảng 1,5 km có một cây pơ mu cổ thụ Cây sống ở ngọn núi cao hơn 1.300 m so với mực nước biển, đường kính gần 3 m, thân thẳng tắp, cao khoảng 60 m, vỏ màu nâu xám, có các vết nứt dọc. Lá cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập, gỗ có mùi thơm dịu... Cây được chuyên gia Nhật Bản xác định hơn 1.000 tuổi.  Trong rừng ngoài hai cây được công nhận di sản còn khoảng 35-40 cây khác có đường kính từ một mét trở lên, tuổi đời trên dưới 1.000. Những cây lớn loại này chủ yếu phân bố từ độ cao 700 m trở lên, bởi địa hình núi cao, khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện thuận lợi cho loài cây hạt trần họ thông phát triển.

Tại đền thờ Trần Khát Chân, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam cho quần thể 7 cây cổ thụ.  

Ngoài ra, tại đền thờ Trần Khát Chân, thuộc địa bàn làng Đốn Sơn, xã Vĩnh Thành (nay là thị trấn Vĩnh Lộc), huyện Vĩnh Lộc, năm 2013, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam cho quần thể 7 cây cổ thụ, gồm: Cây trôi, cây vải thiều, cây muỗm, cây sộp (cây báng), cây trâm vối, cây thanh thất và cây bùi (cây trám đen). Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 614 năm ngày mất của danh tướng Trần Khát Chân (1366 - 1399). Đó là niềm vui và cũng là niềm tự hào của Đảng bộ và Nhân dân huyện Vĩnh Lộc. 

Trong số 7 cây di sản thì cây trôi, cây trâm vối nằm bên phía trái ngôi đền, cây sộp nằm phía bên phải ngôi đền là những cây có tuổi thọ lâu đời nhất, cao nhất, to nhất trong quần thể các cây di sản. Những cây cổ thụ này có thân rộng 4 đến 5 người ôm không xuể, cành lá xum xuê, rễ cây bám chặt vào lòng đất. Vượt qua thời gian, các cây cổ thụ vẫn đứng sừng sững hiên ngang, toả bóng mát che chở cho ngôi đền và Nhân dân mỗi lần đến với di tích. 

 

 

T.H

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline