Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 08:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Cây Di sản nơi cực Bắc của Tổ quốc

Chủ nhật, 16/07/2023 12:07

TMO - Lên Hà Giang thăm Cây Di sản, bạn có thể chọn nhiều tuyến đường khác nhau nhưng tốt nhất là nên thăm quan các Cây Di sản trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trước, trong đó có quần thể cây Đa di sản. 

Từ xa xưa, cộng đồng các dân tộc Tày, Mông, Giấy ở thôn Thiên Hương (huyện Đồng Văn) đã coi những cây đa này là vị thần linh thiêng luôn che chở cho cuộc sống của dân làng. Người dân lập miếu dưới các gốc đa để thờ thần rừng và đề ra những luật tục nghiêm ngặt trong chăm sóc, bảo vệ rừng.

Việc công nhận quần thể cây đa tại thôn Thiên Hương (thị trấn Đồng Văn) là Cây Di sản Việt Nam (5/2015) không chỉ là vinh dự, là sự khẳng định giá trị sinh học quý hiếm tại vùng núi đá, mà còn bổ sung vào danh sách 31 di sản vốn đã rất phong phú của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Quần thể gồm 10 cây đa, trong đó có 4 cây có tuổi đời từ 515-570 năm, đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đứng dưới những tán Cây Di sản giữa vùng toàn đá và đá, chúng ta có thể hình dung rõ được giá trị của cuộc đấu tranh sinh tồn, giá trị của đa dạng sinh học đối với cuộc sống, giá trị của một trong những điểm nhấn đặc biệt của Cao nguyên đá Đồng Văn. Nếu đi thăm Cây Di sản vào những ngày đầu năm, du khách có thể bắt gặp lễ cúng thần rừng của cộng đồng ngay dưới tán cây. Đây là ngày lễ do người dân tự nguyện tổ chức để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, gia đình mạnh khỏe.

Cụm 4 cây đa được công nhận Cây Di sản tại huyện Đồng Văn. 

Rời Cao nguyên đá về xuôi, chúng ta đến với vùng Chè Di sản Cao Bồ, huyện Vị Xuyên. Vùng chè này có tới 220 cây có tuổi đời từ 100-300 năm thuộc 11 thôn được vinh danh là Cây Di sản vào tháng 8/2015. Các làng bản ở xã Cao Bồ như sợi chỉ vắt mình chạy quanh lưng chừng dải Tây Côn Lĩnh. Cây chè cũng theo hơi người mà mọc khắp núi rừng. 

Trong các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng và trong đời sống kinh tế, cây chè luôn đồng hành cùng họ từ đời này qua đời khác. Mỗi người dân sinh ra lớn lên đã thấy những cây chè Shan tuyết đứng sừng sững giữa núi rừng. Ngoài làm thức uống hảo hạng, chè còn có các chất như kháng sinh, chống ung thư, tăng tuổi thọ... bảo vệ sức khỏe rất tốt cho con người. Từ Cao Bồ, cây chè cứ mọc rộng chạy khắp cánh rừng ở huyện Vị Xuyên rồi bao phủ quanh dãy Tây Côn Lĩnh gồm các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần,... tạo nên quần thể chè Shan tuyết kỳ vỹ. 

Chính quyền địa phương, nhiều doanh nhân và người dân đều nhận thấy rằng, việc công nhận Cây Di sản Việt Nam cho quần thể Chè Shan tuyết Cao Bồ đã góp phần nâng cao nhận thức của các hộ trồng chè, sản xuất chè Shan tuyết hữu cơ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao, từ đó mở ra hướng đi bền vững cho cây chè. Đấy chính là một trong những mục tiêu mà Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản đặt ra.

Chè Shan tuyết từ nhiều năm qua được ví như “vàng xanh” của núi rừng Tây Bắc, được người yêu trà trong và ngoài nước yêu thích. Đặc biệt, đối với vùng chè Shan tuyết Hà Giang. Ngày 30/8/2019, quần thể 85 cây chè Shan tuyết Hoàng Su Phì được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là quần thể với trên 10.000 cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm nằm trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Những cây chè này có đường kính thân cây từ 30 cm trở lên tại địa bàn các xã Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán.

Công bố quần thể cây chè Shan tuyết cổ thụ Hà Giang là Cây Di sản. 

Cùng với vùng chè Di sản tại huyện Vị Xuyên, ngày 29/9/2022, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định công nhận quần thể chè Shan tuyết tại Hà Giang là Cây Di sản Việt Nam. Quần thể với 1.324 cây chè cổ thụ trên địa bàn của 5 huyện Bắc Quang, Hoàng Shu Phì, Vị Xuyên và Xín Mần.

Theo đó, tổng số cây Chè Shan tuyết được công nhận là Cây Di sản Việt Nam tại Hà Giang đã lên đến 1.629 cây. Chè Shan tuyết đặc biệt là những cây chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là những “báu vật” đối với người trồng chè ở Hà Giang. Việc được công nhận là Cây Di sản Việt Nam sẽ giúp nâng cao công tác bảo tồn và phát triển giống chè quý hiếm này cũng như mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

 

 

T.H

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline