Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 12:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Cây Di sản ở Cao Bằng

Thứ tư, 26/07/2023 14:07

TMO - Theo đánh giá của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, việc công nhận các cây cổ thụ trên địa bàn tỉnh là Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng góp phần tăng thêm giá trị cảnh quan môi trường sinh thái, gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa tại các địa phương. 

Trong số hàng nghìn Cây Di sản trên cả nước, cây sấu ở Cao Bằng có ý nghĩa đặc biệt bởi nó đứng sát cột mốc biên giới. Cây sấu cổ thụ nằm ở bản Nà Sác, huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) được gắn biển công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2012. Một số chuyên gia nhận định cây sấu này có tuổi đời hơn 300 năm, còn người dân địa phương thì cho hay cây đã tồn tại qua nhiều thế hệ trong gia đình họ. Cây sấu có chu vi 9,5m, đường kính hơn 3 m, cao 38m. Cây mọc dưới chân núi, trải qua bao mùa giông bão và biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng tán cây vẫn xanh tốt quanh năm.

Từ thành phố Cao Bằng, theo tỉnh lộ 207 đến huyện Hạ Lang và đường liên xã khoảng 8km sẽ đến Lũng Tùng, xã Lũng Kim. Đến đây, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng một trong những cây nghiến to cao, đại diện cho mấy đồi nghiến nguyên sinh của xã. Cây được đại diện vinh danh Cây Di sản Việt Nam (5/2011) gốc nghiến có chu vi 9,6m, đường kính 2.5m, tuổi cây ước tính trên dưới 1.000 năm. Lãnh đạo địa phương cho biết, cây được vinh danh tồn tại lâu dài với thời gian có lẽ một phần vì được nằm trong khu vực “Đông Sấn” (rừng thiêng). Các cây cổ thụ ở “Đông Sấn” đều có linh hồn, ai đó chặt hạ sẽ bị thần rừng phạt nặng. Đấy chính là những ứng xử mang tính luật tục của dân tộc Tày, Nùng Cao Bằng với thiên nhiên và môi trường sinh thái, những nét ứng xử văn hóa rất đáng được trân trọng, gìn giữ và phát huy.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây nghiến tại huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng là Cây Di sản Việt Nam. 

Về với Pác Bó, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại đây vào năm 1941 để lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc ngoại xâm sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Khi đến đây, du khách không thể không tham quan cây nghiến, Cây Di sản Việt Nam nằm ngay trên đường vào hang. Cây có đường kính 2m, cao hơn 30m, có tuổi ít nhất khoảng 500 năm. Chính tại dưới gốc cây này, Bác Hồ đã từng nói chuyện với đông đảo bà con dân tộc từ năm 1941.

Trở về từ Pác Pó, du khách có thể ghé thăm khuôn viên đền Kỳ Sầm, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng nơi có ba cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (năm 2014) gồm: Cây đa tía khoảng 800-900 năm tuổi; cây muỗm trên 400 năm tuổi, cây gạo trên 200 năm tuổi. Cả ba cây đều phát triển xanh tốt, thế đứng vững vàng, quấn quýt nương tựa nhau cùng phát triển, thân cây gạo làm giá đỡ cho cây đa. Ba cây cổ thụ trong khuôn viên của đền tạo nên cảnh quan rất đẹp cho ngôi đền, làm cho khung cảnh đền trở nên linh thiêng, gắn bó thân thiết với nhân dân địa phương. Đền Kỳ Sầm nơi thờ nhân vật lịch sử Nùng Chí Cao thế kỷ XI, là một trong ba vị quan lớn nhất triều đình Lý, được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1992.

Cụm Cây Di sản tại đền Kỳ Sầm 

Là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, cách mạng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, gắn liền với sự ra đời của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày này. Tại đây, cây sấu cổ thụ khoảng 300 năm tuổi đã được vinh danh Cây Di sản Việt Nam. Chu vi thân cây sấu là 6,2m, đường kính 1,97m cao 40m, tán rộng mọc xanh tốt.

Đến huyện biên giới Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ngoài tham quan danh thắng thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, nhiều du khách còn quan tâm, tìm hiểu về cây dẻ - cây trồng nổi tiếng cả nước của huyện bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.  Cây dẻ cổ thụ xã Chí Viễn được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam (2016). Cây dẻ cổ thụ có đường kính khá lớn (khoảng 1,2m), cao khoảng 15m, lá to, tán rộng khoảng 16m tương đối đều các phía. Vị trí cây trồng trên gò đồi thấp, thoát nước dễ, đất tốt, khá bằng phẳng, cách tỉnh lộ 206 khoảng 300m. Cây dẻ cổ thụ vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa và quả đều đặn, quả chín sớm hơn các cây khác từ 10-15 ngày. Hạt dẻ to, tương đối đồng đều, màu nâu sẫm, chất lượng tốt, thơm ngon vị đặc trưng.

Tháng 11/2020, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây Gạo  cổ thụ tại xóm Lũng Luông, xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hòa là Cây Di sản Việt Nam. Theo đánh giá từ các chuyên gia, cây gạo này đã có tuổi đời trên 500 năm,  chu vi thân cách mặt đất 1 m là 11,1 m; đường kính 3,7 m; cao khoảng trên 30 m; tán rộng 25 m; là cây đơn thân, mọc thẳng ở độ cao 25 m tán tỏa đều, hằng năm cây vẫn ra hoa đều đặn. Cây được bà con xóm Lũng Luông chăm sóc và bảo vệ. Người dân trong xóm coi đây là một trong những di sản quý báu, thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân tỉnh Cao Bằng.

Với trên 700 năm, cây sấu cổ thụ tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang (Cao Bằng) được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam (23/8/2022). Cây sấu khổng lồ có tuổi đời trên 700 năm, chu vi thân 10,40 m (đường kính 3,46 m), chiều cao khoảng 45m. Hiện cây xanh tốt, không có sâu bệnh, hằng năm vẫn cho quả đều, được nhân dân địa phương cùng nhau bảo vệ, chăm sóc. Bên cạnh cây Sấu được công nhận Cây Di sản Việt Nam, huyện Hạ Lang cũng đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây Nghiến cổ thụ ở đầu bản Lũng Tủng xã Kim Loan là Cây di sản Việt Nam.

Lễ công nhận cây nghiến tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là Cây Di sản Việt Nam. 

Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằng Đàm Văn Lý cho biết, để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây cổ thụ, Cây Di sản trên địa bàn tỉnh cần có sự chung tay của toàn xã hội, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng trong việc tập trung nghiên cứu điều kiện sinh lý và sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng từng vùng cũng như nguyên nhân xuất hiện các loại sâu hại để có biện pháp khắc phục, bảo vệ cây. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo giục, phổ biến quy định liên quan, các kỹ năng chăm sóc để bảo tồn Cây Di sản một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay, công tác quản lý, bảo vệ Cây Di sản đang được UBND tỉnh, các ngành liên quan, cấp có thẩm quyền tiến hành nghiên cứu và ra quyết định công nhận cây cổ thụ là di tích cần được bảo tồn, đảm bảo tính pháp lý cho việc bảo vệ và chăm sóc. Từ đó tiến hành lập hồ sơ chi tiết từng cây, gắn biển cây đã có quyết định bảo tồn, không được chặt phá. 

Khuyến khích các địa phương đưa nội dung bảo vệ Cây Di sản, cây cổ thụ vào hương ước, quy ước, tiến tới xây dựng, ban hành quy chế bảo vệ cây cổ thụ và Cây Di sản. Gắn trách nhiệm bảo vệ cây cổ thụ, Cây Di sản với trách nhiệm của từng xóm, từng gia đình, người dân. Tăng cường phối hợp giáo dục truyền thống, văn hóa, đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn Cây Di sản, di tích - danh thắng, từng bước hình thành ý thức quý trọng cây cổ thụ, Cây Di sản cho các tầng lớp nhân dân. Việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc Cây Di sản là hành động thiết thực gìn giữ cho mai sau một kho giá trị khó có thể đong đếm. Vì vậy, cần giáo dục thế hệ trẻ biết trân quý những giá trị lịch sử gắn liền với những bước chuyển của quê hương.

 

 

H.D

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline