Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Triển khai phương án ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển

Thứ năm, 11/05/2023 07:05

TMO - Thời gian qua, tại những vị trí gần biển, tuyến sông lớn, tình trạng triều cường thường xuyên dâng cao đã tạo nên dòng chảy xiết, kết hợp cùng mạng lưới sông ngòi đan xen chằng chịt càng khiến cho tình trạng xói mòn, sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau gia tăng cả về tần suất, quy mô, mức độ thiệt hại.

Sạt lở bờ sông, bờ biển gây thiệt hại lớn không chỉ cho nhà cửa, diện tích sản xuất thủy sản của người dân, mà còn cả cơ sở hạ tầng điện, đường…, tác động xấu đến công tác quy hoạch phát triển của địa phương. Nghiêm trọng hơn cả là sự an toàn của người dân sống ven những khu vực này liên tục bị đe dọa. Bởi, tập quán của người dân vùng sông nước nơi đây vốn quen với việc xây cất nhà ven các kênh, rạch để thuận lợi cho việc kinh doanh, đi lại.

UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 115 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài hơn 2.600m; bờ biển bị sạt lở với chiều dài hơn 3.700m. Gần 1.600 căn nhà và 43 công trình bị thiệt hại, hư hỏng do sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại về tài sản khoảng 38 tỷ đồng. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với địa phương có 3 mặt giáp biển này. 

Cà Mau có bờ biển dài 254km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước. Một trong những thách thức của biến đổi khí hậu mà tỉnh Cà Mau đang phải đối mặt là tình trạng sạt lở bờ biển đang ngày càng gia tăng, cả về mức độ và phạm vi, là mối đe dọa rất lớn đến ổn định dân sinh, kinh tế, xã hội vùng ven biển. Thời gian gần đây xuất hiện thêm các khu vực sạt lở rất nghiêm trọng tại khu vực cửa sông, ven biển và khu vực bờ Nam cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời); cửa biển Vàm Xoáy (huyện Ngọc Hiển); ấp Lưu Hoa Thanh (huyện Đầm Dơi)… với diễn biến sạt lở có xu thế gia tăng.

Hiện tỉnh Cà Mau lựa chọn và áp dụng nhiều giải pháp để xử lý khắc phục sạt lở, từ những giải pháp xử lý tạm thời (bằng vật liệu địa phương kết hợp đá hộc, rọ đá, cừ bản nhựa, bê tông tự chèn…) đến các giải pháp xử lý cơ bản, căn cơ hơn (kè ly tâm tạo bãi, kè đá khan...). Ngoài ra, các nhà khoa học, các viện trường hỗ trợ tỉnh nhiều giải pháp xử lý sạt lở, điển hình như giải pháp đê trụ rỗng.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại tỉnh Cà Mau những năm gần đây ngày càng gia tăng mức độ nghiêm trọng. 

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Cà Mau, với tốc độ sạt lở bờ biển như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì trong vài năm tiếp theo xói lở sẽ tiếp tục làm mất thêm nhiều diện tích đất, diện tích rừng phòng hộ ven biển đã được hình thành qua hàng trăm năm. Trước diễn biến sạt lở ngày càng nghiêm trọng, UBND tỉnh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, xem xét hỗ trợ tỉnh Cà Mau: Đối với các dự án đã ban bố tình huống khẩn cấp chưa được bố trí đủ vốn, tình hình xói lở vẫn tiếp tục diễn ra hết sức nghiêm trọng, nếu không kịp thời đầu tư hoàn thiện các công trình thì không thể phát huy được hiệu quả. Trong những năm tiếp theo, cần bố trí vốn hỗ trợ cho Cà Mau tiếp tục đầu tư 131,500 km công trình chống sạt lở rất nguy hiểm còn lại (bờ biển Đông khoảng 64,500 km, bờ biển Tây khoảng 67 km).

Đối với tình trạng sạt lở bờ sông, hàng năm, địa phương này chủ động xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện Phương án ứng phó với sạt lở, sụt lún đất; tổ chức rà soát, cắm biển cảnh báo sạt lở để đảm bảo an toàn cho người dân, phương tiện xung quanh khu vực sạt lở; triển khai các giải pháp kè bảo vệ. Đồng thời, huy động các lực lượng, đặc biệt là Đội xung kích phòng, chống thiên tai để khắc phục hậu quả khi xảy ra sạt lở.

Theo đánh giá sơ bộ của các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, tình trạng sạt lở bờ sông nói chung, nguyên nhân là do sự thay đổi hướng dòng chảy ở các đoạn sông cong, dưới tác động của dòng nước chảy siết trực tiếp vào bờ ở phía đối diện, tạo ổ xoáy khoét sâu vào phía bờ gây xói lở. Do đó, về lâu dài, để đảm bảo ổn định dòng chảy, cần có giải pháp chỉnh trị sông, nắn dòng chảy tại những đoạn sông cong, bị sạt lở.

Công trình kè đá khan phòng sạt lở, bảo vệ khu dân cư ven biển xã Khánh Hội, huyện U Minh (Cà Mau). Ảnh: HT. 

Căn cứ diễn biến thực tế của sạt lở, sụt lún đất đã diễn ra trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng 02 kịch bản phương án ứng phó sạt lở, sụt lún đất trên địa bàn tỉnh: Kịch bản 1 “xảy ra sạt lở, sụt lún đất hoặc nguy cơ cao xảy ra sạt lở sụt lún đất các khu vực ven sông, kênh rạch, vùng ngọt hóa thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời khi xảy ra hạn hán với cấp độ rủi ro thiên tại cấp 1 – 3”; kịch bản 2 “xảy ra sạt lở, sụt lún đất hoặc nguy cơ cao xảy ra sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển, đê biển do mưa, dòng chảy, sóng lớn”.

Việc triển khai thực hiện phương án ứng phó sạt lở, sụt lún đất được thực hiện theo phương châm “04 tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) đảm bảo thực chất, hiệu quả. Từ đó, nhằm nâng cao năng lực, chủ động, kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng, chống sạt lở, sụt lún đất theo các cấp độ rủi ro của các ngành, các cấp và người dân; bảo vệ an toàn công trình phòng, chống thiên tai; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở, sụt lún đất gây ra trên địa bàn tỉnh; khôi phục rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là dọc theo tuyến đê biển Tây.

Triển khai hiệu quả các kịch bản trên tỉnh Cà Mau hướng đến mục tiêu 94% vị trí, địa điểm đã xảy ra hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, sụt lún đất có khả năng ảnh hưởng đến người dân, giao thông được cắm biển cảnh báo. Hạn chế tối đa tình trạng xảy ra sạt lở, sụt lún đất ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng giao thông, đê sông, đê biển, các công trình phòng chống thiên tai. 100% người dân được tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp pháp ứng phó sạt lở, sụt lún đất để chủ động, kịp thời khi có tình huống xảy ra.

 

 

Nguyễn Thu

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline