Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 21:07

Tin nóng

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Chủ nhật, 13/07/2025

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Chủ nhật, 22/06/2025 14:06

TMO - Bộ Y tế đề nghị các địa phương, ngành chức năng, tổ chức xã hội và người dân chủ động triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Theo Bộ Y tế, tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều bệnh có xu hướng gia tăng trên thế giới, trong đó có sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, Covid-19 đã giảm tác động từ năm 2023-2024, nhưng SARS-CoV-2 vẫn lưu hành và diễn biến khó lường. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, song sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đang có xu hướng tăng cục bộ. 

Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận gần 23.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 5 ca tử vong tại các địa phương: Bình Dương, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh (số mắc giảm 6,1% so với cùng kỳ 2024, nhưng số ca tử vong tăng).

Tại TP.HCM từ ngày 2 đến ngày 8/6 đã ghi nhận 320 ca, tăng 13,1% so với trung bình bốn tuần trước đó; tích lũy từ đầu năm đến nay là 8.595 ca. Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, riêng trong tháng 5, số ca mắc tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2024, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu.

Về Covid-19, từ đầu năm đến nay, số ca mắc tiếp tục ghi nhận tại 39 tỉnh, thành phố, tập trung nhiều tại các địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên... Tại Hà Nội, từ ngày 30/5 đến 6/6 ghi nhận 150 ca, nâng tổng số ca từ đầu năm lên 558, rất may không có ca tử vong. Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận số ca nhập viện tăng trong tháng 5 và đầu tháng 6, chủ yếu là bệnh nhân tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Phòng chống dịch bệnh tại các vùng ngập sâu do mưa lũ là một trong những nhiệm vụ quan trọng. 

Hiện đang là cao điểm du lịch Hè 2025, nhu cầu đi lại tăng cao, trong khi từ đầu tháng 5 đến nay đã xuất hiện nhiều đợt dông, lốc, mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất tại nhiều địa phương, làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão, nhất là sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và các bệnh dễ phát sinh do mưa lũ như đau mắt đỏ, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền, ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai chiến dịch cao điểm trong tháng 6 và tháng 7/2025.

Các địa phương cần rà soát, đánh giá nguy cơ dịch tại vùng ảnh hưởng mưa lũ, củng cố lực lượng và duy trì các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý bệnh truyền nhiễm trong điều kiện ngập úng, sạt lở đất.

Sở Y tế cần chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị, hạn chế tối đa tử vong; bảo đảm tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh quá tải bệnh viện; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch. Cần bố trí các đội cơ động chống dịch tại địa bàn trọng điểm, sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.

Phối hợp với các sở, ngành liên quan như giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch, tài chính… đẩy mạnh truyền thông phòng chống dịch, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19; kịp thời bổ sung kinh phí để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Bên cạnh nỗ lực của ngành chức năng, người dân cần nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế như: lựa chọn, chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh; ăn chín, uống sôi; tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thực phẩm. Tại các khu vực bị ngập lụt, sạt lở, nên ưu biến sẵn, như lương khô, mì gói, nước uống đóng chai. Nếu nguồn nước bị ngập úng như giếng khoan, giếng khơi, cần lọc và khử trùng trước khi sử dụng.../.

 

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline