Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 20:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Triển khai nhiều phương án phòng, chống sạt lở bờ sông

Thứ sáu, 05/05/2023 13:05

TMO - Nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại từ các vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm nạn khai thác cát trái phép, các sở, ngành và địa phương cũng đã đề ra nhiều biện pháp để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương toàn tỉnh hiện có 60 điểm sạt lở cũ từ các năm trước ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp, đường giao thông và nhà ở của người dân. Ven sông Đồng Nai còn 16 điểm sạt lở thuộc thị xã Tân Uyên với tổng chiều dài 4.059m vẫn tiếp tục sạt lở.

Cụ thể, sông Đồng Nai có 38 điểm với tổng chiều dài 8.132m (thị xã Tân Uyên có 23 điểm, huyện Bắc Tân Uyên có 15 điểm) đều là các điểm sạt lở cũ; trong đó, có 29 điểm sạt lở ảnh hưởng đến nhà ở của người dân (thị xã Tân Uyên có 21 điểm, huyện Bắc Tân Uyên có 08 điểm) và 16 điểm thuộc thị xã Tân Uyên với tổng chiều dài 4.059m vẫn tiếp tục sạt lở trong năm 2021. Hiện có 93 hộ dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm cần phải di dời (thị xã Tân Uyên 28 hộ, huyện Bắc Tân Uyên 65 hộ)

Sông Sài Gòn có 16 điểm sạt lở với tổng chiều dài 16.165m (huyện Dầu Tiếng có 13 điểm, thành phố Thủ Dầu Một có 02 điểm và thành phố Thuận An có 01 điểm) đều là các điểm sạt lở cũ, hiện đã ổn định. Sông Thị Tính có 05 điểm sạt lở với tổng chiều dài sạt lở 747m thuộc huyện Dầu Tiếng (An Lập 03 điểm, Long Tân 02 điểm) các điểm sạt lở xảy ra từ trước năm 2018, hiện đã ổn định. Sông Bé có 01 điểm sạt lở dài 500m từ năm 2010 thuộc xã An Thái, huyện Phú Giáo, hiện đã ổn định.

Bình Dương tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giảm thiệt hại do tình trạng sạt lở bờ sông. Ảnh: BXD. 

Nguyên nhân gây sạt lở được Bình Dương xác định là sông Đồng Nai, Sài Gòn ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên chế độ dòng chảy sông liên tục thay đổi theo triều cường. Khi triều cường rút, mực nước sông xuống thấp thì trọng lượng khối đất và áp lực nước thấm từ bờ ra sông đều tăng lên, đất bờ sông bị thay đổi trạng thái khô - ướt liên tục, gây nứt nẻ làm giảm lực liên kết giữa chúng gây ra sạt lở.

Tại các khu vực bờ lõm của khúc sông cong hoặc khu vực ngã ba sông (ngã ba sông Đông Nai - sông Bé và sông Sài Gòn - sông Thị Tính) là những nơi có lưu tốc dòng chảy mạnh hình thành nên các dòng xoáy, dòng chảy vòng, tạo nên các hố xói sâu gây sạt lở. Trong mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11 hàng năm, đất bờ sông bị bão hòa nước làm tăng trọng lượng khối đất bờ, phát sinh áp lực thấm làm tăng gia tải mép bờ sông dễ gây sạt, trượt.

Từ năm 2005, UBND tỉnh Bình Dương đã cấm khai thác cát trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn tỉnh nên tình hình sạt lở bờ sông đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng lén lút khai thác cát trái phép nên vẫn còn xảy ra tình trạng sạt lở. Hoạt động của các bến thủy nội địa, neo tàu thuyền vào bờ, sóng do tàu thuyền di chuyển vỗ vào bờ làm tăng gia tải mép bờ sông dễ gây sạt, trượt. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, việc san lấp mặt bằng, xây dựng nhà và công trình lấn chiếm bờ sông, rạch ngày càng tăng làm tăng tải trọng lên mép bờ, kết hợp với các nguyên nhân khách quan làm tăng nguy cơ sạt lở. 

Gia cố bờ kè rạch Bà Lồ, TP Dĩ An. Ảnh: XT 

Địa phương này nhấn mạnh quan điểm: Phòng, chống sạt lở bờ sông (bao gồm bờ sông, suối, kênh, rạch) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ của các cấp, ngành, đặc biệt là của chính quyền địa phương là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân. Chủ động phòng ngừa sạt lở; khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông phải đề phòng nguy cơ sạt lở và không làm tăng nguy cơ sạt lở.

Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại. Đến năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông; đến năm 2030, hoàn thành việc chỉnh trị ổn định dòng chảy tại một số phân lưu, hợp lưu, trên các đoạn sông chính có diễn biến xói, bồi phức tạp cần chỉnh trị.

Trước yêu cầu trong nhiệm vụ phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do tình trạng sạt lở bờ sông gây ra, tỉnh Bình Dương cũng đưa ra kế hoạch cụ thể cấp bách và lâu dài nhằm rà soát, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực bờ sông, nhất là quản lý khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa ven sông và xử lý sạt lở bờ sông để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở; Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; Quy hoạch sắp xếp lại dân cư đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và chủ động ứng phó với sạt lở bờ sông. Bên cạnh đó Bình Dương cũng triển khai xây dựng bờ kè, cống kiểm soát triểu cường tại điểm thường xuyên sạt lở, nâng cấp cải tạo các tuyến đường giao thông, đê bao ven sông. Đặc biệt là dự án chống ngập, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven sông Sài Gòn với diện tích khoảng 2.200ha đất nông nghiệp, vườn cây ăn trái, kết hợp giao thông, chỉnh trang đô thị trong giai đoạn 2020 – 2029.

Đồng thời, UBND tỉnh Bình Dương cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các địa phương chỉ đạo, triển khai phòng, chống sạt lở đối với lĩnh vực quản lý để giảm thiểu tác động gây sạt lở bờ sông. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức thực kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả về tỉnh. 

 

 

Minh Thu

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline