Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Sóc Trăng chủ động ứng phó với hạn, mặn trong sản xuất nông nghiệp

Thứ tư, 21/02/2024 10:02

TMO - Nhằm chủ động giảm nhẹ thiệt hại do hạn, mặn trong sản xuất lúa vụ Đông-Xuân muộn, tỉnh Sóc Trăng tăng cường công tác truyền thông, phổ biến tình hình về tình trạng xâm nhập mặn giúp người dân chủ động các giải pháp để phòng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. 

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có mức cao hơn trung bình nhiều năm, tương đương với năm 2020 - 2021, trong thời kỳ cao điểm khoảng tháng 2 đến tháng 4/2024, có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng cùng các địa phương có nguy cơ xảy ra xâm nhập mặn đã triển khai các giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.

Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng sớm hơn so với những năm trước khiến người dân lo lắng cho vụ lúa Đông - Xuân. 

Vụ lúa Đông – Xuân năm 2023 – 2024, tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống 41.045ha, trong đó giai đoạn mạ 17.599ha, đẻ nhánh 12,411ha, đòng 1.035ha, 10.000ha vừa gieo sạ tập trung tại các huyện Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Châu Thành, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Thạnh Trị và thành phố Sóc Trăng. Các giống chủ yếu gồm Đài thơm 8, OM18, OM 5451…

Để chủ động sản xuất, giảm nhẹ thiệt hại do hạn, mặn gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng đã và đang tích cực khuyến cáo nông dân canh tác lúa cần thường xuyên theo dõi diễn biến độ mặn qua một số app như: Nguồn nước Cửu Long; Mekong Rynan…; đảm bảo thời gian cách ly xuống giống giữa 2 vụ; sử dụng nấm Trichoderma giúp phân hủy nhanh rơm rạ; bón lót phân hữu cơ, chế phẩm humic để giúp bộ rễ lúa phát triển mạnh.

Tiến hành đo độ mặn trước khi lấy nước, có thể sử dụng nước có độ mặn dưới 2‰ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh để bơm tưới, tránh cho mặt ruộng bị khô nứt, nhưng không được giữ lâu trong ruộng, khi có nguồn nước ngọt phải cho nước mới vào thay thế. Bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng khả năng chống chịu mặn, tuyệt đối không sử dụng nước nhiễm mặn pha với phân, thuốc phun trực tiếp qua lá. Nông dân không được xuống giống nếu trên các kênh rạch nội đồng mực nước ngọt thấp, khả năng không đủ phục vụ cho cả 1 vụ lúa…

Tại huyện Long Phú (Sóc Trăng) có 3.299 ha lúa Đông – Xuân xuống giống muộn, vì vậy nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng bởi hạn, mặn đến sớm. Để bảo vệ diện tích lúa nêu trên, huyện thường xuyên cập nhật các bản tin cảnh báo, dự báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thông tin kịp thời cho địa phương, người dân biết để chủ động ứng phó. Tổ chức kiểm tra các cống nhằm kịp thời đề xuất gia cố, sửa chữa các cống xung yếu; theo dõi chặt chẽ nguồn nước, vận hành các cống hợp lý. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không xuống giống lúa Đông - Xuân muộn, năm 2023 - 2024, thực hiện chuyển đổi sang trồng các loại rau, màu ngắn ngày, ít sử dụng nước tưới nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, tạo thu nhập cho nông dân.

Việc xuống giống và bắt đầu vụ lúa Đông- Xuân được điều chỉnh sớm hơn để phù hợp với tình hình thời tiết. 

Năm 2016, huyện Long Phú có hàng nghìn hécta lúa bị thiệt hại bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Do đó huyện rất quan tâm đến việc cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa theo từng năm để lúa phát triển tốt. Theo đó, trong vụ lúa Đông - Xuân năm 2023 - 2024, toàn huyện đã xuống giống hơn 16.015ha, các giống lúa gieo sạ chủ yếu là: Đài thơm 8, OM 18, OM 34... Hiện tại, lúa trong giai đoạn đòng 115ha, trổ 372ha, chín hơn 5.520ha và diện tích đã thu hoạch hơn 10.007ha, ước năng suất 6,75 tấn/ha.

Nhằm chủ động trong sản xuất lúa vụ Đông - Xuân muộn, giảm nhẹ thiệt hại do hạn, mặn gây ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động các giải pháp để phòng ảnh hưởng đến sản xuất, dân sinh. Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn để triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó phù hợp tình hình địa phương. Rà soát các khu vực có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn để khuyến cáo, hướng dẫn người dân về thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống lúa và triển khai các biện pháp, kỹ thuật phòng chống hạn, mặn cho các vùng trồng cây ăn trái, đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất…

Các biện pháp ứng phó với hạn, mặn được người dân chủ động thực hiện nhằm đảm bảo năng suất sản xuất. 

Sóc Trăng có diện tích gieo trồng lúa hằng năm trên 317.000ha, sản lượng đạt trên 2 triệu tấn. Để phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, trong những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện Dự án Phát triển sản xuất lúa đặc sản. Qua các giai đoạn năm 2012 - 2015, năm 2016 - 2020 và năm 2021 - 2025 thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh đã đạt một số thành tựu nổi bật, với diện tích lúa đặc sản, lúa thơm các loại từng bước nâng lên từ 66.018ha (năm 2012) đến nay đã đạt 188.000ha.

Giai đoạn 2022 - 2025, mục tiêu của dự án là duy trì và phát triển diện tích sản xuất lúa đặc sản đến năm 2025 đạt 195.000ha, chiếm 60% diện tích gieo sạ lúa toàn tỉnh, sản lượng lúa đặc sản và chất lượng cao đạt 80% sản lượng lúa toàn tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển nhóm giống lúa ST. Xây dựng 21 vùng nguyên liệu lúa đặc sản có liên kết tiêu thụ. Củng cố và nâng cao chất lượng 50 hợp tác xã trồng lúa đặc sản, trong đó 20 hợp tác xã sản xuất giống; xây dựng 80 mô hình canh tác lúa đặc sản thích ứng biến đổi khí hậu gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. 

 

 

Hạ Quyên

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline