Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 08:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Quy trình giám sát và đánh giá thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp

Thứ tư, 21/06/2023 14:06

TMO - Việc lựa chọn các chỉ thị giám sát và đánh giá thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp như một công cụ trình bày dữ liệu, thông tin định lượng và định tính dưới dạng dễ hiểu và dễ sử dụng hơn. Các chỉ thị sẽ giúp chuyển đổi các dữ liệu liên quan thành thông tin chính xác về nỗ lực của cấp quản lý trong việc hướng doanh nghiệp đến sản xuất xanh. Số chỉ thị được lựa chọn cần phản ánh bản chất và quy mô của hoạt động vận hành của doanh nghiệp.

Sự lựa chọn các chỉ thị giám sát và đánh giá thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp. 

Theo Bộ chỉ thị sản xuất bền vững của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các chỉ thị giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh được lựa chọn sẽ cho phép các doanh nghiệp theo dõi tiến trình theo thời gian, xác định các hành động để giải quyết vấn đề và những cân nhắc có thể bị thiếu từ những phân tích trước để cần thiết có những đo lường thêm. 

Việc áp dụng bộ chỉ thị giám sát và đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh sẽ giúp doanh nghiệp: Xác định được những khu vực cần cải tiến thông qua việc so sánh hiệu quả tài nguyên và môi trường thời gian; Đánh giá việc đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra; Đánh giá việc tuân thủ pháp luật; Đánh giá hiệu quả các biện pháp được thực hiện; Hỗ trợ việc ra quyết định thông qua việc cung cấp các thông tin đáng tin cậy về thực trạng và xu hướng hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp xanh theo thời gian; Đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.

Có thể nói việc lựa chọn các chỉ thị giám sát và đánh giá thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp như một công cụ trình bày dữ liệu, thông tin định lượng và định tính dưới dạng dễ hiểu và dễ sử dụng hơn. Các chỉ thị sẽ giúp chuyển đổi các dữ liệu liên quan thành thông tin chính xác về nỗ lực của cấp quản lý trong việc hướng doanh nghiệp đến sản xuất xanh.  Số chỉ thị được lựa chọn cần phản ánh bản chất và quy mô của hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Sự lựa chọn chỉ thị nào sẽ quyết định dữ liệu nào cần sử dụng. Các chỉ thị có thể định lượng hoặc định tính. Tốt nhất là nên kết hợp cả hai loại chỉ thị.

Để phát triển một hệ thống đánh giá thực hiện sản xuất xanh mà có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp, các nguyên tắc chính sau đối với lựa chọn các chỉ thị đã được Staniskis, J., Arba iauskas V.,2009 chỉ ra: Có thể so sánh/ đo lường: nhằm xác định được những thay đổi của quá trình thực hiện. Có ý nghĩa: giúp cho việc xác định cách thiệt hại, các cơ hội cho việc cải tiến và tăng hiệu quả ra quyết định; Tính toàn diện: các chỉ thị nên bao gồm tất cả các khía cạnh chính của quá trình chuyển đổi xanh; Tính liên tục: cho phép theo dõi những thay đổi theo thời gian (bao gồm các phương pháp đánh giá giống nhau); Sự rõ ràng: các chỉ thị nên rõ ràng và cụ thể để tránh hiểu lầm; Hiệu quả: các chỉ thị nên đơn giản, hợp lý để có được hiệu quả về mặt quản lý và nguồn lực.

Cần nhấn mạnh rằng không có một khung cứng nào về các chỉ thị giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh cho quản lý doanh nghiệp mà các doanh nghiệp cần phải tự biết xây dựng một chỉ thị riêng, trong đó phản ánh bản chất và nhu cầu của họ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các chỉ thị phù hợp phụ thuộc vào đặc tính của từng doanh nghiệp.

Giám sát và đánh giá việc thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp được thông qua các tiêu chí, quy trình. 

Quy trình giám sát và đánh giá việc thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp

Giám sát và đánh giá thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp không dừng lại ở việc lựa chọn và phát triển các chỉ thị đánh giá. Để thực hiện thành công quá trình giám sát và đánh giá sản xuất xanh, cần thiết phải phân công trách nhiệm và xây dựng quy trình thu thập, phân tích dữ liệu và thông tin. Xuất phát từ quan điểm hệ thống quản lý, một số tổ chức quốc tế đã đưa ra quy trình đánh giá việc thực hiện sản xuất xanh, đặc biệt là các tài liệu của OECD (2011) và ISO (2013). Nhìn chung, quy trình đánh giá gồm các bước theo mô hình quản lý “lập kế hoạch – thực hiện đánh giá – kiểm tra và hành động”. 

Giai đoạn lập kế hoạch gồm: Xác định các mục tiêu đạt được, các tác động môi trường và các vấn đề ưu tiên cần giải quyết. Ngoài ra, trong giai đoạn này, một điểm quan trọng cũng cần được xác định là nguồn lực tài chính, vật chất và con người để thực hiện việc đánh giá. Lựa chọn các chỉ thị quan trọng cho việc đánh giá thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp.

Đối với giai đoạn thực hiện đánh giá bao gồm thu thập dữ liệu: Việc thu thập dữ liệu cần đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu; điều này phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ sẵn có, tính phù hợp, đúng đắn về mặt khoa học và thống kê và có thể kiểm tra, xác nhận. Dữ liệu có thể sử dụng từ nguồn doanh nghiệp hay nguồn khác qua: theo dõi và đo đạc, phỏng vấn, báo cáo của doanh nghiệp, báo cáo của cơ quan quản lý.... 

Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập cần được phân tích và chuyển đổi thành thông tin mô tả kết quả thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp, thể hiện thông qua các chỉ thị; Đánh giá thông tin: Thông tin lấy được dữ liệu đã phân tích, diễn đạt theo các chỉ thị cần được so sánh với các mục tiêu đã đặt ra hoặc so sánh giữa các chỉ thị theo chuỗi thời gian. Qua đó, có thể cho thấy sự tiến bộ hoặc thụt lùi trong kết quả thực hiện sản xuất xanh. Kết quả đánh giá cần được báo cáo tới cấp quản lý nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời, thích hợp để cải tiến hoặc duy trì kết quả thực hiện sản xuất xanh.

Báo cáo và trao đổi thông tin: Việc phân tích và đánh giá các thông tin định lượng và định tính sẽ cho kết quả báo cáo đánh giá thực hiện sản xuất xanh nội bộ mà có thể được sử dụng để thông báo cho nhân viên về hiện trạng hiện có và để họ tham gia vào việc xác định và phát triển các biện pháp cải thiện việc thực hiện sản xuất xanh. Hoặc báo cáo cũng có thể thiết lập nhằm trao đổi thông tin cho các bên hữu quan.

Cuối cùng là giai đoạn kiểm tra và hành động: Việc đánh giá thực hiện sản xuất xanh cần được xem xét định kỳ nhằm xác định các cơ hội cải tiến. Việc xem xét như vậy có thể góp phần cải thiện kết quả thực hiện về quản lý, vận hành của doanh nghiệp. 

Giám sát và đánh giá thực hiện sản xuất xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam 

Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, xanh hóa sản xuất góp phần hướng tới tăng trưởng bền vững và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.  

Lợi ích đầu tiên các doanh nghiệp có thể nhận được khi phát triển sản xuất xanh đó là giảm thiểu chi phí như chi phí mua và vận chuyển các nguyên liệu đầu vào, chi phí lao động, chi phí sử dụng nước và năng lượng trong quá trình sản xuất, chi phí xử lý hoặc giải quyết hậu quả của chất thải và các tác động môi trường khác. Bên cạnh đó, sản xuất xanh giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Xu hướng tiêu dùng hiện nay đã dần chuyển dịch sang những sản phẩm thân thiện với môi trường nên sản xuất xanh là một trong những yếu tố lợi thế giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, thu hút người tiêu dùng. Đồng thời, sản xuất xanh chính là yêu cầu tiên quyết khi thâm nhập thị trường các nước trên thế giới và tham gia vào các hiệp định như CPTPP, EVFTA,…bởi những hiệp định thương mại này đều có những quy định khắt khe về tiêu chí môi trường.  

Trong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần đầu tiên giới thiệu Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) nhằm hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố nâng cao chất lượng quản trị môi trường, hướng tới định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI (Provincial Green Index) là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh, như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. Chỉ số PGI hướng tới thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam và đã nhận được những phản hồi tích cực.

Chỉ số PGI được tạo thành từ 44 chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường và hiệu quả quản trị môi trường của các tỉnh, thành phố lập nên bốn chỉ số thành phần: Đầu tiên là giảm ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cho doanh nghiệp. Trong đó đánh giá công tác cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ công có thể được coi là trách nhiệm cơ bản nhất của chính quyền cấp tỉnh. Trong bối cảnh rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, trách nhiệm của chính quyền địa phương ngày càng lớn hơn bởi họ được kỳ vọng sẽ giải quyết được nhu cầu về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp trong chuẩn bị, ứng phó, giảm thiểu tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu như lũ lụt, nước biển dâng, hạn hán... đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai là bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu. Chỉ số thành phần này đo lường mức độ hiệu quả của việc giám sát và thực thi quy định môi trường do chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhằm giảm thiểu các tác hại môi trường gây ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một lĩnh vực quản lý của chính quyền địa phương, xuất hiện khi có sự ra đời chính thức của khu vực kinh tế tư nhân. Phạm vi của lĩnh vực quản lý này đã mở rộng hơn rất nhiều trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân chính thức tại Việt Nam phát triển nhanh chóng kể từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành năm 2000. 

Thứ ba là thúc đẩy thực hành xanh. Chỉ số này đo lường mức độ lồng ghép các mục tiêu môi trường vào trách nhiệm quản lý nhà nước rộng hơn của chính quyền tỉnh, cụ thể là chính quyền có lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường vào chính sách phát triển chung, vào hoạt động đấu thầu mua sắm công và các hoạt động hướng dẫn, phổ biến quy định pháp luật, các thực hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện “xanh hóa” quy trình hoạt động, mô hình kinh doanh sản xuất và hành vi của doanh nghiệp.

Phát huy vai trò này của chính quyền tỉnh sẽ góp phần thúc đẩy, dẫn dắt các doanh nghiệp hàng đầu theo đuổi chiến lược để trở thành hình mẫu về bảo vệ môi trường. Vai trò này bao gồm việc hướng dẫn doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành mà có thể đưa họ trở thành người đi đầu trong tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo, bền vững.

Thứ tư là chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường. Chỉ số này đánh giá các chính sách và dịch vụ hỗ trợ được chính quyền tỉnh áp dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp có các hành vi và quyết định tạo ra tác động môi trường tích cực. Ví dụ, chính quyền địa phương cung cấp cho doanh nghiệp những tư vấn về thủ tục xin cấp phép cho các dự án đầu tư có yếu tố bảo vệ môi trường, dịch vụ tập huấn, đào tạo kỹ năng cho người lao động để doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có yếu tố bảo vệ môi trường sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt các dịch vụ xây dựng năng lực cho doanh nghiệp để xanh hóa hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh. 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây tác động đến nhiều địa phương, việc áp dụng Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) vào tiêu chí đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó, các địa phương cần khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh xanh hơn, thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Cùng với đó, đối với việc tiếp nhận các dự án đầu tư, cần có những đánh giá đa chiều về những ảnh hưởng lâu dài về môi trường. Qua đó, tạo động lực để tạo ra giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường.

 

 

L.D

Trích dẫn và biên tập trong cuốn "Doanh nghiệp với Thương hiệu xanh cho phát triển bền vững" của VACNE) 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline