Hotline: 0941068156

Thứ hai, 21/07/2025 20:07

Tin nóng

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

Thứ hai, 21/07/2025

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Thứ hai, 21/07/2025 15:07

TMO - Đối với các khu vực lồng bè nuôi trồng thuỷ sản trên biển, phải cưỡng chế kiên quyết, nhưng muốn người dân thực sự di dời khỏi lồng bè thì phải bảo đảm phương án bảo vệ tài sản cho người dân. Đồng thời, cần huy động tối đa lực lượng vũ trang giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè - coi đây là cuộc chạy đua với thời gian trước bão.

Hải Phòng xác định rõ rõ tinh thần chỉ đạo, "Đầu tiên là phải bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên cao nhất. Tiếp đó là bảo vệ tài sản, theo thứ tự: tài sản nhà nước, tài sản người dân và tài sản doanh nghiệp".

Trên toàn địa bàn Thành phố hiện có 78 điểm xung yếu, bao gồm hệ thống đê điều, một số khu chung cư cũ và công trình có nguy cơ mất an toàn cao khi xảy ra bão. Các lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra, rà soát, đồng thời lên phương án di dời toàn bộ người dân tại các chung cư cũ có nguy cơ mất an toàn, kiên quyết không để người dân ở lại trong vùng rủi ro.

Đối với khu vực lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển, giai đoạn quan trọng nhất là trước bão. Lực lượng chức năng đã triển khai mọi biện pháp để neo, cột, chằng, kéo các lồng bè bảo đảm an toàn. Công an đã điểm danh toàn bộ số người đang ở trên lồng bè và tổ chức vận động lên bờ. Mỗi lồng bè chỉ còn để lại một người, và chậm nhất đến 18h tối 21/7, người cuối cùng cũng sẽ được đưa lên bờ. Trong trường hợp không chấp hành, địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kiểm tra, chỉ đạo phòng chống bão số 3 ở Hải Phòng. Ảnh: M. Khôi

Kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 (Wipha) sáng 21/7 tại Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá Hải Phòng đã chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, rất rõ ràng đối với công tác phòng, chống bão. Tuy nhiên, thành phố cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề, nhất là công tác dự báo sớm và đúng, để có biện pháp ứng phó kịp thời. Riêng với công tác bảo đảm an toàn đê điều, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát từ trước. Những nơi xung yếu, chất lượng đê điều chưa bảo đảm phải tập trung xử lý ngay.

Về nguy cơ sạt lở, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng đây là vấn đề không thể chủ quan, dù ngay tại địa bàn thành phố, nguy cơ vẫn hiện hữu và phải được quan tâm xử lý một cách căn cơ, lâu dài. Từ đó, yêu cầu được đặt ra là phải có chiến lược tổng thể, bền vững. Hải Phòng cần tập trung rà soát, đánh giá lại toàn bộ các khu vực có nguy cơ sạt lở để xử lý dứt điểm, giải quyết căn cơ.

Phó Thủ tướng lưu ý, trên địa bàn TP. Hải Phòng hiện có rất nhiều công trình trọng điểm kinh tế. Có công trình đã hoàn thành, đang hoạt động ổn định - những hạng mục này đã được tính toán, kiểm soát. Tuy nhiên, đáng lưu tâm hơn là những công trình đang trong giai đoạn thi công dở dang là điểm dễ phát sinh sơ hở, tiềm ẩn rủi ro lớn về thiệt hại tài sản trong bão, vì vậy cần đặc biệt quan tâm, kiểm soát chặt chẽ.

Tàu, thuyền các địa phương trong vùng ảnh hưởng đã về nơi trú bão an toàn.

Đối với các khu vực lồng bè nuôi trồng thuỷ sản trên biển, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải cưỡng chế kiên quyết, nhưng muốn người dân thực sự di dời khỏi lồng bè thì phải bảo đảm phương án bảo vệ tài sản cho người dân. Đồng thời, cần huy động tối đa lực lượng vũ trang giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè - coi đây là cuộc chạy đua với thời gian trước bão. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta không thể mãi “đối phó” với bão mà cần chuyển từ ứng phó bị động sang giải pháp căn cơ, kiên cố, ứng dụng công nghệ để bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân.

Kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền ở phường Đồ Sơn (Hải Phòng), sau khi nghe địa phương báo cáo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu tập trung chỉ đạo vào các khu vực trọng yếu. Đây là yếu tố then chốt phải bảo đảm khả năng cơ động, ứng phó nhanh, hiệu quả khi tình huống xảy ra.

Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý, trước đây một huyện có thể có nhiều xã, nay chỉ còn một đơn vị hành chính cấp xã với quy mô rộng hơn, nhưng nhiệm vụ và áp lực lại phụ thuộc rất lớn vào các điểm xung yếu trên địa bàn. Từ đó, yêu cầu được đặt ra là phải tăng cường nguồn lực-bao gồm vật chất, vật liệu, vật tư, nhân lực-vào đúng các khu vực xung yếu. Đồng thời phải có cơ chế điều động lực lượng giữa các xã, chi viện ngay lập tức. Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chuẩn bị vật tư, phương tiện phòng, chống bão ngay từ đầu, bảo đảm khi có sự cố thì xử lý được ngay tại chỗ, không để xảy ra tình trạng bị động, lan rộng, tác động liên hoàn…

Hỗ trợ đưa người dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, từ tối và đêm nay 21/7, ven biển Quảng Ninh–Nghệ An gió mạnh cấp 7–9, vùng gần tâm bão cấp 10–11, giật cấp 14; sâu trong đất liền cấp 6, giật cấp 7–8. Gió cấp 10–11 có thể làm đổ cây, cột điện, tốc mái, thiệt hại rất lớn.

Do ảnh hưởng của bão số 3, các khu vực ven biển các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa cần đặc biệt quan tâm đến gió mạnh. Tập trung chú ý đến nước biển dâng ở khu vực ven biển từ Quảng Ninh-Hưng Yên. Về mưa lớn có thể xảy ra ở Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nội, phía Nam của tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An dao động từ 200-350mm, có nơi trên 600mm. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Quảng Ninh, Sơn La, Nam Phú Thọ (Hòa Bình cũ), phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Ngoài ra, đặc biệt quan tâm đến các hồ đập như Bản Vẽ (Nghệ An), Cửa Đạt, Trung Sơn (Thanh Hóa). Cùng với đó là ngập úng đô thị, các cụm công nghiệp ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An".

 

 

ĐOÀN VINH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline