Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 22:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Phòng tránh lây lan dịch bệnh từ động vật hoang dã sang người

Thứ tư, 20/12/2023 07:12

TMO - Việt Nam đã xây dựng một danh sách các biện pháp an toàn sinh học nhằm phòng tránh dịch bệnh lây truyền từ động vật hoang dã sang người. 

Việt Nam là một trong những điểm nóng toàn cầu về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người tuy nhiên cũng được đánh giá là một trong những quốc gia chủ động nhất tại khu vực trong quản lý rủi ro dịch bệnh lây truyền và dịch bệnh mới nổi, đặc biệt là dịch bệnh từ động vật sang người. Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 8.600 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã với 2,5 triệu cá thể, 300 loài được nuôi.

Những bệnh dịch lây từ động vật sang người đã xuất hiện từ một thế kỷ trước nhưng vài thập kỷ gần đây bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có những minh chứng khoa học cho thấy, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, mà chủ yếu từ động vật hoang dã. Điều này là do tình trạng chặt phá rừng, chăn thả gia súc số lượng ngày càng lớn, biến đổi khí hậu và nhiều hoạt động xâm lấn khác của con người đối với môi trường tự nhiên.

Trong thời gian từ tháng 6/2021 - 12/2023, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Ban Thư ký Đối tác Một Sức khỏe Việt Nam đã triển khai Dự án “Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã”. Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn và rà soát chính sách và, dự án đã đề xuất các chính sách nhằm tăng cường quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã (ĐVHD) để giảm thiểu rủi ro, ngăn ngừa phát sinh, lan truyền dịch bệnh từ ĐVHD sang người.

Hoạt động gây nuôi động vật hoang dã cần triển khai các biện pháp an toàn sinh học nhằm phòng tránh dịch bệnh lây truyền từ động vật hoang dã sang người (Ảnh minh họa). 

Các nghiên cứu chỉ ra, mặc dù Việt Nam có một hệ thống pháp luật tương đối toàn diện quy định việc quản lý gây nuôi thương mại ĐVHD, việc thực thi các quy định pháp luật này cũng như sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng cần phải được củng cố hơn. Thêm vào đó, việc thực hiện các quy định pháp luật cần có hướng dẫn chi tiết hơn. Các biện pháp an toàn sinh học (ví dụ: sử dụng quần áo bảo hộ, cách ly cá thể mới, khử trùng chuồng trại...) và phúc lợi động vật cũng cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên.

Thực tế, việc nhiều trang trại không được kiểm soát và thiếu hệ thống đánh dấu, theo dõi vật nuôi trong các trang trại, dẫn đến nguy cơ đưa các cá thể động vật săn bắt trộm từ môi trường tự nhiên vào trang trại nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc để tiêu thụ ra thị trường chợ đen. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cần phải nâng cao nhận thức của các chủ trang trại gây nuôi ĐVHD và các bên liên quan về rủi ro sức khỏe lây truyền từ động vật sang người. Theo hướng dẫn quốc tế, các biện pháp an ninh sinh học theo có thể được chia thành 7 nhóm: Quản lý trang trại; quản lý chất thải; quản lý thức ăn; thú y; quản lý động vật, vận chuyển; an toàn và năng lực của nhân viên trang trại.

Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Dự án “Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã” mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng xử lý và hỗ trợ tốt một số những nhiệm vụ mà mục tiêu phòng, chống đại dịch, cụ thể là giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam. Việc phối hợp tổ chức thực hiện tôn trọng quy định nội luật của hai bên, để cùng nhau thực hiện các cam kết quốc gia, ngành và quốc tế.

Sau 1,5 năm thực hiện dự án, các đơn vị đã phối hợp triển khai bao gồm các hoạt động nghiên cứu cơ sở thực tiễn, rà soát chính sách và tham vấn chính sách nhằm tăng cường quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã để giảm thiểu rủi ro, ngăn ngừa phát sinh, lan truyền dịch bệnh từ đông vật hoang dã sang người..., các kiến thức về phương pháp tiếp cận “Một sức khỏe” được phổ biến nhằm cân bằng và tăng cường sức khỏe của con người, động vật và môi trường; góp phần rà soát khung chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các trang trại gây nuôi động vật hoang dã cho mục đích thương mại ở Việt Nam, từ đó khuyến nghị về xây dựng chính sách và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong gây nuôi động vật hoang dã.

Đồng thời, tăng cường cơ sở cho quản lý hoạt động gây nuôi động vật hoang dã để giảm thiểu sự lây truyền từ động vật sang người, cũng như giảm thiểu rủi ro về sức khỏe con người gây ra bởi các hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; nâng cao nhận thức, chuyển giao kiến thức và truyền đạt kết quả cấp quốc gia và quốc tế.

Ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, chủ cơ sở nuôi, người dân về những rủi ro từ hoạt động gây nuôi các động vật hoang dã. 

Để thúc đẩy việc lồng ghép các biện pháp an ninh sinh học áp dụng tại các trang trại gây nuôi động vật hoang dã trong khung pháp lý, dự án hỗ trợ sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP về quản lý các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực hiện Công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Dựa vào các đề xuất từ Dự án, Nghị định sửa đổi sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện thêm và dự kiến ​​sẽ được thông qua vào năm 2024.

Từ các kiến nghị của Dự án mở ra các nhiệm vụ mới cần có sự chung tay của nhà nước, chính phủ, các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các đối tác quốc tế hỗ trợ, tập trung nguồn lực để cải thiện chính sách, quy định, tổ chức sắp xếp lại vai trò, chức năng của các cơ quan liên quan; tăng cường điều phối, hợp tác giữa các cơ quan liên quan và đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho chính cơ quan chức năng, cộng đồng, chủ cơ sở nuôi, người dân về những rủi ro từ hoạt động gây nuôi các động vật hoang dã. 

Việt Nam là một trong những nước đi đầu, áp dụng phương pháp tiếp cận Một sức khoẻ từ năm 2003 khi cả thế giới chứng kiến đại dịch SARS và cúm gia cầm. Từ đó đến nay, Việt Nam được cồng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia tiêu biểu trong công tác Một sức khỏe, thực hiện những cam kết trong Chương trình An ninh y tế toàn cầu, khẳng định sự quan tâm và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người. Khi có đại dịch xảy ra ở bất kỳ đâu, việc huy động phối hợp đa ngành, hợp tác đa phương là kim chỉ nam cho công tác phòng - chống dịch bệnh.

Khung Đối tác Một sức khỏe giai đoạn 21-25 được ký kết ngày 23/3/2022, theo cơ chế đồng chủ trì của 03 Bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Tài nguyên và Môi trường) ký với 31 đối tác phát triển, cụ thể: Diễn đàn tạo cơ hội cho các bên có tiếng nói với Cơ quan chính phủ, các chia sẻ những chủ trương, ưu tiên cấp bách của Chính phủ, của 03 ngành (y tế, môi trường và nông nghiệp), về các lĩnh vực trọng tâm; kiến nghị những giải pháp phù hợp, cần có sự can thiệp của Chính phủ và kiến nghị sửa đổi, cập nhật chính sách; Đồng thời là cơ hội để kết nối các cơ quan chính phủ với các đối tác quốc tế, các tổ chức dân sự, xã hội, phi chính phủ, tư nhân, và các tỉnh thành, địa phương...

 

 

Đức Thành 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline