Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 15:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Nguy cơ mất an toàn các công trình hồ, đập trong mùa mưa lũ

Thứ năm, 24/08/2023 08:08

TMO - Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thời gian qua, phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên đã được sửa chữa đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, cả nước còn 337 hồ chứa bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.

Hiện cả nước đã xây dựng được 7.342 đập, hồ chứa thủy lợi, trong đó có 592 đập dâng có chiều cao trên 5m và 6.750 hồ chứa với tổng chiều dài đập gần 1.200 km, tổng dung tích trữ khoảng 14,5 tỷ m3, tạo nguồn nước tưới cho gần 1,1 triệu ha đất nông nghiệp, cấp khoảng 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp.

Theo đánh giá của Cục Thủy lợi, một số nhiệm vụ được các chủ đập thực hiện khá tốt. 100% số hồ được kiểm tra theo quy định; 90% số hồ có cửa van có quy trình vận hành được duyệt; 86% số hồ được đăng ký an toàn đập; 77% số hồ được lập phương án ứng phó thiên tai.

Cả nước còn 337 hồ chứa bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.

Tuy nhiên, thống kê của Cục Thủy lợi chỉ rõ, đến nay mới chỉ có 24% trong tổng số hồ chứa có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp (tức có khoảng hơn 5.500 hồ chưa có phương án), chỉ 23% số hồ có phương án bảo vệ; 13% số hồ được kiểm định an toàn; 16% số hồ có quy trình vận hành và chỉ 10% số hồ được lắp thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du.

Việc dự báo tình hình mưa, bão, lũ ở nhiều nơi cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, hiện tại, đa số hồ tập trung ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, do cấp huyện, xã quản lý. Trong điều kiện mưa, lũ cực đoan như hiện nay, nguy cơ tiềm ẩn đối với các đập, hồ chứa thủy lợi như tràn qua mặt đập gây sạt trượt, thấm mạnh qua thân đập; thấm, xói ngầm mang cống; xói lở tràn xả lũ và vỡ hồ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ năm 2003 đến nay, trước tình trạng hồ chứa xuống cấp, hư hỏng, Bộ NN&PTNT và các địa phương đã từng bước nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, bố trí nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp. Đến nay, có khoảng 1.500 hồ chứa dung tích từ 3 triệu m3 trở lên đã được sửa chữa, đảm bảo an toàn với tổng kinh phí khoảng 30.000 tỷ đồng. Trong số đó, giai đoạn 2019 - 2021, Chính phủ đã hỗ trợ cho 30 tỉnh, thành 500 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp 84 hồ. Dự án World Bank 8 đã hoàn thành, đã sửa chữa 436 hồ; các địa phương đầu tư nâng cấp 80 hồ bằng các nguồn vốn khác.

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, ngành Nông nghiệp được bố trí 3.800 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp 30 công trình. Đặc biệt, trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau dịch Covid-19, Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương gia cố 68 hồ với tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua rà soát đến nay vẫn còn 337 hồ chứa bị hư hỏng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp, tiềm ẩn nguy cơ vỡ hồ, đập. 

Đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa thủy lợi nhất là trong mùa mưa lũ góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai. 

Theo Cục Thủy lợi, các hồ bị xuống cấp, hư hỏng nặng tập trung vào nhóm hồ vừa và nhỏ, các hồ này chủ yếu được xây dựng đã lâu, từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, trong điều kiện kinh tế khó khăn, kỹ thuật hạn chế, thiếu kinh phí bảo trì, sửa chữa nâng cấp. Việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước còn hạn chế.

Mặc dù, đối với các doanh nghiệp (được giao quản lý các hồ vừa và lớn), cơ bản cán bộ có năng lực, được đào tạo, đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, khai thác, nên công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa được thực hiện tốt, phát huy tối đa hiệu quả các đập, hồ chứa phục vụ sản xuất, dân sinh.  Tuy nhiên, với cấp huyện, xã (được giao khai thác đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa và nhỏ), nhiều nơi chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác theo quy định, lực lượng cán bộ, công nhân quản lý, vận hành còn thiếu và năng lực còn hạn chế.

Hiện tại, theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, khu vực hạ du đang dần hình thành các khu đô thị, thành phố dẫn đến hệ quả hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi đang bị thu hẹp lại, lưu lượng xả của các hồ chứa nếu xả theo thiết kế sẽ gây ngập lụt cho khu vực hạ du.

Để đảm bảo an toàn cho các đập, hồ chứa thủy lợi trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, Cục Thủy lợi sẽ phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra đảm bảo an toàn đập, hồ chứa. Đồng thời, đôn đốc, kiểm tra các công trình đang thi công xây dựng, đảm bảo hoàn thành tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn. Các chủ đầu tư xây dựng sẽ phải có phương án ứng phó thiên tai trong quá trình thi công.  các địa phương cần tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các đập, hồ chứa thủy lợi. Đồng thời, bố bố trí kinh phí sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn cao trước lũ chính vụ 2023; sắp xếp thứ tự ưu tiên để sửa chữa nâng cấp các công trình, hạng mục công trình còn lại.

Địa phương rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó, lưu ý các kịch bản vận hành hồ chứa ứng phó với mưa, lũ xảy ra với cường độ lớn, cực đoan; tổ chức diễn tập, hướng dẫn người dân phương án ứng phó với các tình huống khi hồ chứa xả lũ hoặc vỡ đập. Đồng thời, tiếp tục rà soát năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; rà soát việc phân giao quản lý các đập, hồ chứa; kiện toàn, củng cố tổ chức quản lý khai thác đập, hồ chứa thủy lợi đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định của pháp luật thủy lợi. 

Cùng đó, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án sửa chữa nâng cấp đập, hồ chứa thủy lợi do địa phương quản lý; áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và sổ tay vào quản lý, khai thác nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên môn. Đối với các hồ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, đơn vị thực hiện đánh giá an toàn đập; đánh giá khả năng thoát lũ vùng hạ du đập, giải pháp ứng phó, nhất là các hồ chứa lớn mà hạ du không đảm bảo khả năng thoát lũ. 

 

 

Đức Kiên

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline