Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Lâm Đồng kiểm soát các nguồn thải nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thứ ba, 08/10/2024 12:10

TMO - Thời gian qua, cùng với việc huy động các nguồn lực tập trung phát triển cho các ngành kinh tế trên địa bàn, tỉnh Lâm Đồng cũng đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh, qua đó thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển bền vững. 

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lâm Đồng, việc đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh được tích hợp trong kế hoạch hành động và trong các báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, đến nay đã có 8/12 huyện, thành phố trong tỉnh đã có nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc đang đầu tư, xây dựng để đưa vào vận hành sắp đến. Tại Đức Trọng đã quy hoạch Nhà máy Xử lý chất thải rắn tập trung với công suất xử lý 250 tấn rác thải/ngày; còn 3 huyện còn lại đang sử dụng biện pháp chôn lấp.  

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Lâm Đồng hiện nay khoảng 581,3 tấn/ngày; ở nông thôn phát sinh khoảng 378,72 tấn/ngày: tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trung bình đạt khoảng 87-88%, trong đó TP.Đà Lạt có tỷ lệ thu gom cao nhất, khoảng 99%; TP.Bảo Lộc khoảng 80%, các đô thị khác trung bình đạt từ 65-90%. Tỷ lệ thu gom ở nông thôn đạt khoảng 79,69% tổng khối lượng phát sinh. 

Công tác thu gom rác thải được triển khai đồng bộ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Với chất thải rắn công nghiệp thông thường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh việc kiểm soát, quản lý được thực hiện thông qua thẩm định hồ sơ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động và công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm. 

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh, việc quản lý chất thải công nghiệp của tỉnh đến nay được thực hiện khá nghiêm túc, hầu hết các chất thải phát sinh tại các cơ sở, nhà máy sản xuất trong tỉnh đều được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại; trường hợp không thể phân loại được thì được quản lý nhóm chất thải này theo quy định về chất thải nguy hại. Công tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh được các cơ sở thực hiện thông qua hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý. 

Đối với chất thải y tế trên địa bàn tỉnh, chất thải y tế tại các đơn vị được phân loại ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Từng loại chất thải y tế được phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ lưu chứa chất thải quy định áp dụng theo Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 26/11/2021 về việc quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Chất thải rắn y tế lây nhiễm, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế nguy hại sau khi được phân loại đều được các cơ sở y tế thu gom tối thiểu ngày hai lần và lưu trữ tại kho lưu trữ riêng theo từng loại chất theo quy định của Bộ Y tế. đối với chất thải y tế lây nhiễm các đơn vị trên địa bàn TP.Đà Lạt, Bảo Lộc hợp đồng với các công ty môi trường đô thị vận chuyển đến lò đốt chất thải y tế trên địa bàn. Trung tâm Y tế các huyện tự xử lý chất thải lây nhiễm tại đơn vị nên không vận chuyển ra bên ngoài, chỉ thu gom chất thải lây nhiễm từ các cơ sở y tế trên địa bàn về Trung tâm Y tế xử lý theo quy định.

Phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc Trung tâm Y tế các huyện thu gom và vận chuyển chất thải lây nhiễm về Trung tâm Y tế tuyến huyện xử lý tập trung. Các cơ sở y tế tư nhân thu gom và vận chuyển chất thải lây nhiễm về Trung tâm Y tế tuyến huyện xử lý tập trung. Đối với rác thải sinh hoạt từ bệnh viện, các đơn vị hợp đồng với công ty môi trường đô thị tại địa phương hàng ngày vận chuyển đến đơn vị xử lý theo quy định. 

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 300.000 ha đất canh tác nông nghiệp. Với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 300.000ha, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm tại Lâm Đồng từ 3.500 - 4.000 tấn. Theo tính toán của ngành bảo vệ thực vật, với lượng thuốc trên, lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường hàng năm tại Lâm Đồng khoảng 250 - 300 tấn/năm. 

Hiện nay tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được thu gom xử lý đúng quy định trên địa bàn toàn tỉnh đạt trung bình 33%, tập trung chủ yếu tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đơn Dương, Lạc Dương và TP Đà Lạt, các địa phương còn lại tỷ lệ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom, xử lý khá thấp, dưới 5%.

Đối với phụ phẩm cây trồng phát sinh từ quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản, tỷ lệ được thu gom, tái sử dụng đạt khoảng 75% đối với khâu trồng trọt và 30% đối với khâu sơ chế, chế biến, còn lại nông dân thải bỏ trên đồng ruộng, mương máng, ao, hồ hoặc chôn, đốt gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV, phụ phẩm cây trồng tại các vùng sản xuất trọng điểm. Hướng dẫn, vận động nông dân ủ phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế chất thải, bảo vệ môi trường. Đồng thời, bố trí kinh phí để đầu tư, xây dựng kho lưu chứa, bể chứa bao gói thuốc BVTV đảm bảo số lượng, vật liệu, quy cách và thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại các cơ sở có đủ điều kiện tiêu hủy chất thải nguy hại, không để doanh nghiệp, nông dân tự ý chôn đốt bao gói thuốc BVTV hoặc thải bỏ xuống các mương máng, sông, suối, ao, hồ gây ô nhiễm.   

Ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. 

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, việc đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh được tích hợp trong kế hoạch hành động và trong các báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương.

Nhằm kiểm soát, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các nguồn thải, ngành chức năng tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường định kỳ của 1.383 đơn vị, kịp thời phát hiện tình hình ô nhiễm và đề xuất kịp thời các giải pháp khắc phục và xử lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường, đồng thời, kiến nghị sửa đổi bổ sung các vướng mắc, bất cập tại các văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua các cuộc kiểm tra, đã có 260 đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Để giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp, từ năm 2020 đến nay, ngành TN&MT tỉnh không thực hiện các đợt thanh tra, kiểm tra riêng trong lĩnh vực môi trường mà lồng ghép trong các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai và khoáng sản. Qua thanh tra đã phát hiện 12 trường hợp sai phạm các hành vi liên quan đến bảo vệ môi trường, đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 900 triệu đồng. 

Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng cho biết: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đó là việc tiếp tục tăng cường truyền thông về bảo vệ môi trường; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền. 

Đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ liên quan đến kiểm kê khí nhà kính, các biện pháp giảm nhẹ phát thải, đặc biệt là giảm phát thải trong phát sinh và xử lý chất thải rắn; tiếp tục mở rộng việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài nguyên, môi trường cũng như xây dựng cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu. 

Đồng thời, Sở TN&MT Lâm Đồng tiếp tục đề xuất không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu quả của ĐTM trong việc sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong các dự án đầu tư phát triển; thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; triển khai nhiệm vụ BVMT làng nghề như nghiên cứu, đưa công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường vào làng nghề, phát triển các mô hình sản xuất sử dụng khí sinh học từ chất thải chăn nuôi.../.

 

Lê Minh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline