Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Khẩn trương khôi phục sản xuất, hỗ trợ nông dân thiệt hại do bão số 3

Thứ ba, 10/09/2024 07:09

TMO - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập đoàn công tác đến các địa phương rà soát, áp dụng chính sách hỗ trợ người dân thiệt hại hoa màu, thủy sản do bão, khôi phục sản xuất...

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), bão số 3 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương. Trong đó, hơn 124.593 ha lúa và 22.047 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 6.887 ha cây ăn quả bị hư hại. Trên 1.500 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, trong đó riêng Quảng Ninh là 1.000 lồng bè, Hải Dương 300 lồng bè...

Diện tích lúa bị ngập úng, thiệt hại sau bão số 3 lên tới 113.593 ha, tập trung tại các tỉnh, thành phố: Hải Phòng 7.005 ha, Thái Bình 18.000 ha, Hà Nội 15.563 ha, Hưng Yên 12.119 ha, Hải Dương 18.500 ha, Hà Nam 11.220 ha, Lạng Sơn 3.688 ha, Bắc Giang 4.822 ha, Bắc Ninh 9.601 ha, Vĩnh Phúc 6.000 ha...Diện tích hoa màu bị ngập úng, thiệt hại lên tới 22.047 ha, chủ yếu ở Hoà Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội…Diện tích cây ăn quả bị hư hại lên tới 6.887ha (tăng 1.860ha so với báo cáo ngày 7/9); tập trung tại Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương…

Diện tích lúa bị ngập úng, thiệt hại sau bão số 3 lên tới 113.593 ha. Ảnh: TD. 

Bên cạnh đó, thống kê đến ngày 9/9, có 121.668 cây xanh bị gãy đổ, riêng tại Hà Nội có 24.807 cây xanh bị gãy đổ. Số lượng lồng bè nuôi trồng thuỷ sản trên biển bị hư hỏng, cuốn trôi là trên 1.500 lồng bè (tăng 384 lồng bè so với báo cáo ngày 7/9). Trong đó, Quảng Ninh bị thiệt hại lớn nhất là 1.000 lồng bè hư hỏng, bị cuốn trôi, 25 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu. Ngoài ra, có 79 con gia súc, 190.131 con gia cầm bị thiệt hại, tập trung ở Hải Dương, với trên 186.000 con gia cầm.

Trước những thiệt hại nặng nề trên Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngành thủy lợi đang tập trung chỉ đạo 2 vấn đề lớn là đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và tiêu úng. Các hồ chứa hư hỏng đã chỉ đạo địa phương phải liên tục có người trông coi. Về tiêu úng, trước khi bão, các hệ thống thủy lợi đã được chỉ đạo tiêu kiệt để đón mưa bão. Hiện trên 85.000 ha lúa và rau màu đang bị ngập, cần tiêu úng sớm. Cục đang chỉ đạo vận động tối đa phương tiện, máy móc tiêu úng, điển hình hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang vận hành được tối đa các trạm, máy bơm. 

Các địa phương khu vực Bắc Bộ hiện đang vận hành 803 trạm bơm với 2.375 máy bơm. Một số tỉnh, thành phố, khu vực đang tiếp tục khắc phục sự cố mất điện gồm: Hải Dương, Thái Bình. Lãnh đạo các tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố để vận hành tiêu nước ngay khi điều kiện cho phép. Còn theo Cục Bảo vệ thực vật, sau khi dựng lại lúa bị đổ, dầy trên lúa rất dễ bùng phát. Địa phương, nông dân cần theo dõi sát sao để phòng trừ bệnh sớm. Nông dân không được bón thêm phân đạm làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh. 

Nhiều diện tích chuối của người dân xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên bị gãy đổ. Ảnh: ĐN. 

Đối với lĩnh vực trồng trọt, Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương rà soát, đánh giá cụ thể thiệt hại và hướng dẫn các địa phương khôi phục sản xuất một cách nhanh nhất. Theo đó, khẩn trương chỉ đạo tiêu nước đệm trên hệ thống sông, kênh mương nội đồng; khoanh vùng những nơi ngập úng cao để có phương án xử lý nhanh; huy động các lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu bảo đảm tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.

Rà soát, xác định những diện tích có nguy cơ ngập úng cao để theo dõi chặt chẽ và kịp thời khoanh vùng; kiểm tra, rà soát toàn bộ các hồ đập, kênh mương, khơi thông bèo rác, vật cản, bảo đảm luồng tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, không để ngập úng xảy ra. Đối với vùng rau màu bị ảnh hưởng, sau khi nước rút nhanh chóng vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng… giúp cây nhanh phục hồi. Chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau để sẵn sàng gieo trồng lại khi thời tiết thuận lợi

Trong hoạt động chăn nuôi Cục Thú y cho biết, nguy cơ dịch bệnh thông thường cuối năm rất lớn, thêm bão lũ đợt này, Cục Thú y đã chỉ đạo tăng hóa chất, sát trùng và vaccine phòng dịch bệnh. Trước nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan sau đợt mưa, lũ này, Cục Thú y cho biết, các địa phương cần tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi đợt mưa, lũ. Các địa phương tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gia súc, gia cầm; giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm.

Thuỷ sản là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thủy sản chuẩn bị tổ chức sớm hội nghị phục hồi nuôi, trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản trên biển đồng thời huy động các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hỗ trợ con giống, thức ăn, thiết bị... cho các doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão.

Quảng Ninh bị thiệt hại lớn nhất là 1.000 lồng bè hư hỏng, bị cuốn trôi. Ảnh: VC. 

Để đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm trước, trong và sau Tết, duy trì xuất khẩu, tăng trưởng, đảm bảo đời sống nhân dân, các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão số 3 cần được triển khai đồng bộ. Trước thực tế trên, Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai các giải pháp. Trong đó, Cục Thủy lợi chỉ đạo các đợn vị huy động toàn bộ nhân, vật lực để bơm tiêu úng. Với việc huy động các trạm bơm hoạt động hết công suất thì trong 1 - 2 ngày tới, lúa sẽ được khôi phục, thiệt hại sẽ không lớn. 

Những diện tích lúa không phục hồi được sẽ chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông, vụ Đông Xuân. Với 22.000 ha rau màu bị thiệt hại, thời vụ loại cây trồng này ngắn, Cục Trồng trọt chỉ đạo khôi phục sớm. Cùng với đó,  Cục Bảo vệ thực vật với các giải pháp phòng trừ dịch bệnh hại trên đồng ruộng, đảm bảo hiệu quả sản xuất. 

Cục Thủy sản sẽ sớm tổ chức hội nghị phục hồi sản xuất; trong đó đặc biệt là về nuôi biển. Trên cơ sở tổng kết cơn bão số 3, sẽ có những tổng kết về kỹ thuật để đảm bảo lồng bè nuôi trồng thủy sản được an toàn trong bão và bền vững. Cục Chăn nuôi và Cục Thú y tăng cường tuyên truyền, phối hợp với địa phương tập trung hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, bảo vệ cho vật nuôi sau mưa lũ, kết hợp quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. 

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai chỉ đạo đảm bảo an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu, nhất là các tuyến sông đang trên mức báo động 3 (Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội,...), tham mưu điều hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đảm bảo an toàn công trình và hạ du.../

 

 

Phạm Ngọc 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline