Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Chủ nhật, 29/10/2023 12:10

TMO - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần được đầu tư những dự án lớn với nguồn lực tổng hợp để giải quyết các vấn đề liên quan tới sụt lún, sạt lở và hạn mặn. 

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 12% diện tích, 19% dân số của cả nước, có mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Kông.

Là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát triển bền vững, nhưng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tác động từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các nước ở thượng nguồn Mekong dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ, đặc biệt là suy giảm mạnh phù sa về vùng; tình trạng sụt lún, hạ thấp nền đất…

ĐBSCL chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu trong đó tình trạng sạt lở bờ sông gây hậu quả nghiêm trọng tại các địa phương. 

Tốc độ sụt lún đất cao gấp 3 - 4 lần, có nơi tới 10 lần so với tốc độ nước biển dâng, cho thấy đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ chìm dần do cả sụt lún đất và nước biển dâng. Nhiều tuyến đê biển, đường ven biển trước đây thiết kế đủ cao độ nhưng giờ lại bị thủy triều tràn qua gây ngậvấn đề xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, tình trạng ngập úng khi triều cường xảy ra ở nhiều đô thị.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, mất rừng ngập mặn ven biển diễn ra nghiêm trọng, đáng báo động ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, hiện còn 561 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài khoảng 810 km; trong đó sạt lở đặc biệt nguy hiểm có 63 điểm/204 km cần xử lý. Thống kê 50 năm qua diện tích rừng ngập mặn giảm khoảng 80%, từ năm 2011 - 2016 giảm trên 15.300 ha. Mỗi năm mất 300 - 500 ha rừng ngập mặn, hàng nghìn hộ dân ven biển, ven sông, kênh rạch bị ảnh hưởng. Theo dự báo của Viện Tài nguyên thế giới, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác.

Vừa qua, Chính phủ đã cấp 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án chống sạt lở bờ sông, biển. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, đồng bằng sông Cửu Long cần được đầu tư các dự án lớn hàng tỷ USD để ứng phó. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cần  huy động ngân sách, vốn vay, hợp tác công tư để thực hiện. Chỉ những dự án lớn mới phát huy được hiệu quả, xoay chuyển tình thế. Với đồng bằng sông Cửu Long chỉ tập trung dự án vào 4 lĩnh vực lớn là chống sụt lún, chống sạt lở, chống ngập mặn và chống hạn hán. Nếu đã đi vay thì phải làm những dự án lớn xoay chuyển tình thế chứ không làm lặt vặt, manh mún, dàn trải như hiện nay. 

Từ tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới ảnh hưởng nặng nề ở đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ cho rằng Việt Nam phải cùng thế giới ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất. Bên cạnh đó phải xây dựng các dự án mang tính lâu dài, với những dự án hàng tỉ USD. Đồng bằng sông Cửu Long cần chuẩn bị cho những dự án mang tính lâu dài, huy động nguồn vốn, dự án hợp tác công tư để thực hiện các dự án chống sạt lở, phải làm bài bản, hiệu quả, kịp thời. Bên cạnh các dự án lớn, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

ĐBSCL cần huy động mọi nguồn lực để triển khai các dự án lớn ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình trồng 1 triệu ha lúa sạch, phát triển nông nghiệp xanh, phát triển bền vững phục vụ an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững. Hiện nay, Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 đang được lấy ý kiến. Đề án nhằm cụ thể hóa một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vấn đề sạt lở, sụt lún, hạn hán, ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn thì phải có những dự án lớn, vừa phải giải quyết vấn đề trước mắt nhưng cũng phải xây dựng các dự án lớn mang tính lâu dài để ngăn chặn sự tác động tiêu cực. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ xác định, trong đó, những dự án cần triển khai chống sạt lở, sụt lún, ngập mặn và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh… 

 

 

Trần Đức

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline