Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Hơn 400 vị trí có nguy cơ sạt lở tại Lâm Đồng

Thứ năm, 29/08/2024 15:08

TMO - Qua rà soát của ngành chức năng Lâm Đồng, hiện nay, toàn tỉnh hiện có 424 vị trí có nguy cơ sạt lở, 1.210 hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng. Hầu hết những vị trí này luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở trong thời gian tới khi trời mưa hoặc khi gặp các yếu tố bất lợi khác.   

Với địa hình đồi dốc và nhiều sông, suối, mùa mưa bão hàng năm, Lâm Đồng phải đối mặt với nguy cơ về lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất. Trong những năm qua, khi mùa mưa đến, sạt lở đất thường xảy ra, nhất là các tuyến đường đèo đoạn qua vùng đồi núi có độ dốc lớn như trên Quốc lộ 20, 27, 27c, 28…

Sạt lở cũng xảy ra ở các sông, suối trong tỉnh như sông Đạ B’sa (huyện Đạ Huoai), sông Đồng Nai (huyện Cát Tiên), sông Đa Nhim (huyện Đơn Dương), sông Đa Dâng (huyện Lâm Hà), suối Đạ Mí, sông Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), sông Krông Nô (huyện Đam Rông). Ở các đô thị, hiện tượng sạt lở đất cũng xuất hiện tại thị trấn D'ran (huyện Đơn Dương), TP Đà Lạt; sạt lở đất do tai biến địa chất xảy ra nghiêm trọng ở thị trấn Di Linh và các xã Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Gia Hiệp (huyện Di Linh).

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 13 trận mưa lớn, 1 trận mưa đá, 6 trận lốc xoáy, 7 vụ sạt lở đất nghiêm trọng... Hậu quả, làm 9 người thiệt mạng, 4 người bị thương; hư hỏng, thiệt hại 236 căn nhà, 7 cầu dân sinh, 2 điểm trường, 4 công trình thủy lợi, 336 ha cây trồng; gây ngập úng cục bộ tại một số nơi trên địa bàn TP Đà Lạt, Bảo Lộc; huyện Đạ Huoai, Lâm Hà...Tổng thiệt hại khoảng trên 70 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2023, do lượng mưa lớn, kéo dài làm nền đất yếu, gây một số vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Đáng chú ý là các vụ sạt lở đất tại Phường 10, TP Đà Lạt; đèo Bảo Lộc; sụt lún đất tại hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà.

Sạt lở đất vùi lấp một phần căn nhà ở xã vùng sâu Đạ K'Nàng (H.Đam Rông, Lâm Đồng. 

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra 2 đợt mưa lớn kèm lốc xoáy, 1 trận sét đánh và 2 vụ sạt lở đất làm 3 người chết, sập 2 căn nhà, tốc mái 28 căn nhà; gãy đổ một số cây xanh; sạt lở đất đường tránh ngập hồ chứa nước Đạ Sị; sập 60 m mương tưới nước thuộc Thôn 6, xã Tiên Hoàng; sét đánh làm cháy hệ thống Đài Phát thanh xã Tiên Hoàng. Ước tổng thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng. Riêng trên địa bàn huyện Đam Rông đã xảy ra 2 vụ sạt lở đất ở cùng 1 vị trí tại thôn Trung Tâm, xã Đạ K’nàng vào các ngày 15/7 và 20/7/2024 làm 3 người chết, sập 2 căn nhà.

Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có 424 vị trí bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở đất, tập trung chủ yếu tại TP Bảo Lộc, TP Đà Lạt, các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng và Đam Rông. Nguyên nhân là do tổng lượng mưa năm trên khu vực tỉnh Lâm Đồng có chiều hướng gia tăng qua từng năm và có xu thế biến đổi khá phức tạp, địa hình chủ yếu là đồi núi, nền địa chất phức tạp, mái dốc chủ yếu là phong hóa từ đá bazan tính liên kết kém, bở, rời.

Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt đã tổ chức kiểm tra, rà soát các trường hợp xây dựng công trình thuộc vị trí taluy âm/dương, sườn dốc trên địa bàn thành phố Đà Lạt và kiến nghị có 61 trường hợp trên địa bàn các phường, xã cần có phương án đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. 61 điểm (trường hợp) có nguy cơ sạt trượt, nghiêng lún và mất an toàn nằm ở hầu hết các phường: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, và các xã Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành.

Qua kiểm tra, rà soát của cơ quan chức năng cho thấy, toàn TP Bảo Lộc có khoảng 55 vị trí, khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và ngập úng cục bộ khi xảy ra mưa lớn. Cụ thể, có 20 khu vực, vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tại phường Lộc Tiến, Lộc Sơn và các xã Đại Lào, Đam B’ri, Lộc Nga. Riêng xã Đại Lào có 7 điểm có nguy cơ sạt lở, trong đó có 2 điểm tại Thôn 6 có nguy cơ sạt lở cao nếu tiếp tục xảy ra mưa lớn trong những ngày tới. Cùng với đó, nhiều điểm đã xảy ra sạt lở trong những năm trước và có nguy cơ tiếp tục sạt lở cao nguy hiểm như thôn Ánh Mai 1 (xã Lộc Châu); hồ Thôn 3 (xã Đam B’ri); khu dân cư thuộc Tổ dân phố 10 (phường B’Lao); đường Lương Văn Can (phường Lộc Sơn)…

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, những tháng cuối năm, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bất thường, có thể xảy ra bão, lũ dồn dập do tác động của hiện tượng La Nina. Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, cả nước nói chung, trong đó có Lâm Đồng, cần rà soát kế hoạch, phương án và chủ động bố trí nguồn lực để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Về mức độ rủi ro sạt lở đất, Viện Địa kỹ thuật và Phòng tránh thiên tai cho rằng, Lâm Đồng đang ở mức độ 3 (cảnh báo đỏ) về rủi ro sạt lở. Vì vậy mà việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý rủi ro cần kiểm soát không gian, thời gian và mức độ rủi ro để giảm thiểu thiệt hại. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu sạt lở và bản đồ quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết và cần tổ chức thực hiện để đảm bảo về lâu dài. 

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 424 vị trí bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở đất. 

Để ứng phó với tình trạng sạt lở đất, nhiều ý kiến cho rằng việc đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở, trồng rừng và bảo vệ môi trường được xem là những giải pháp cấp thiết. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ sạt lở đất cũng rất quan trọng. Người dân cần được trang bị kiến thức để tự bảo vệ mình và gia đình trước các tình huống khẩn cấp. Chính quyền các cấp cần có những chính sách phù hợp không chỉ để quản lý xây dựng, hạ tầng mà cần quan tâm đầu tư vào các dự án để đánh giá, xây dựng các giải pháp phòng, chống sạt lở để tiến đến giảm thiểu được tình trạng sạt lở đất ở Lâm Đồng.  

Trước đó, UBND tỉnh đã có văn bản  đạo các sở, ban, ngành và UBND các địa phương chủ động, tập trung triển khai phòng, chống sạt lở, lũ quét trong mùa mưa 2024. UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát mức độ an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng tất cả công trình, dự án do mình làm chủ đầu tư hoặc thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý. Trong đó lưu ý công trình, dự án tại khu vực xung yếu, đồi dốc có nguy cao sạt lở đất, ngập lụt để thực hiện biện pháp gia cố, xử lý nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện, tài sản và ổn định công trình.

Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan trực thuộc, đơn vị quản lý đường bộ tăng cường kiểm tra tuyến đường xung yếu, cầu yếu, đoạn đường đèo... tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt trượt cao, chú trọng tuyến đường huyết mạch, quan trọng trên địa bàn tỉnh như, đèo Bảo Lộc, đèo Prenn, đèo Mimosa, Quốc lộ 27, 27C, 28, 28B, Tỉnh lộ, trục đường huyện kịp thời cảnh báo, thông tin đến người dân, du khách chủ động phòng tránh, lựa chọn hướng di chuyển phù hợp. Đồng thời, chủ động xử lý trước vị trí nguy cơ sạt trượt, cắt tỉa, xử lý cây xanh nguy cơ ngã đổ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện tham gia giao thông; chuẩn bị vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra, bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo cơ quan chức năng và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở chủ động rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập lụt, chủ động triển khai hiệu quả biện pháp phòng ngừa, sơ tán, di dời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân. Đặc biệt chỉ đạo tổ chức trực ban 24/24 giờ trong mùa mưa bão; thường xuyên cập nhật, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, kịp thời cảnh báo, thông tin nhanh chóng để chính quyền cấp cơ sở và bà con chủ động phòng tránh, ứng phó hiện tượng mưa bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy... có thể xảy ra.

 

 

Hải Vân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline