Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 10:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão

Thứ hai, 06/05/2024 14:05

TMO - UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng, địa phương khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2024. 

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, năm 2024, tình hình thời tiết, khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ diễn biến phức tạp, cực đoan, khó lường và trái quy luật. Nửa đầu năm có thiên hướng nắng nóng, thiếu nước và hạn hán, trong khi nửa cuối năm sẽ có nhiều đợt mưa lớn kéo dài, tập trung nhiều bão ở Biển Đông. Trước dự báo này, việc triển khai các giải pháp chủ động ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại trong mùa mưa bão là nhiệm vụ quan trọng cần được đẩy mạnh triển khai.

Cụ thể, UBND tỉnh đã đề nghị các sở, ban, ngành thuộc tỉnh UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống thiên tai trên địa bàn quản lý về tài liệu hướng dẫn của Bộ Xây dựng gồm: Hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ; Hướng dẫn phân loại nhà an toàn; Khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình; Quy trình kiểm định các công trình an ten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh truyền hình, với các hình thức đăng tải các hướng dẫn và quyết định trên các trang thông tin điện tử và trên các phương tiện truyền thông đảm bảo để Nhân dân nắm được các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão…

Triển khai kiểm tra, rà soát, xác định cụ thể những khu vực, vị trí, công trình có nguy cơ sạt lở đất, gây ngập úng, lũ quét để chủ động xử lý, phòng chống ngay trước mùa mưa bão và có biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn theo các hướng dẫn trên. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, bị động và chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, sát với đặc điểm, vị trí địa lý và tình tình thực tế của từng khu vực trên địa bàn.

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng, UBND các huyện thành phố, các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện rà soát, cập nhật, bổ sung các giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị, khu dân cư phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu của những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sụt lún đất, sạt lở đất, nước dâng, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng; xác định mức độ ảnh hưởng của tần suất mưa lũ xảy ra ở từng khu vực trên địa bàn để lựa chọn địa điểm tái định cư đảm bảo an toàn cho người dân; cảnh báo và chủ động di dời nhân dân đến nơi an toàn ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt, các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa. 

Sạt lở nghiêm trọng tại TP.Đà Lạt trong tháng 6/2023. 

Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật, UBND tỉnh cũng giao Sở Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các địa phương, đơn vị tổ chức rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập lụt khi mưa, lũ; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; thực hiện cắt tỉa cây xanh đô thị; đảm bảo an toàn điện và cung cấp nước sạch cho các vùng bị ngập lụt.

Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, cấp xã, phường, thị trấn yêu cầu người dân, chủ sở hữu thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn nhà ở trước mùa mưa bão; các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, trần thạch cao, cửa kính, công trình gắn panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường; các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất như bờ sông, bờ suối, lũ ống, lũ quét phải được đánh giá và cảnh báo cho người dân.

UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành; các Ban Quản lý dự án chuyên ngành tỉnh, các chủ đầu tư khẩn trương lập và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao trong mùa mưa bão.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh; Công ty Điện lực Lâm Đồng: báo cáo chi tiết số lượng công trình đang quản lý, khai thác, sử dụng theo phân cấp công trình, thời gian đưa vào sử dụng và vị trí xây dựng, đặc biệt đối với các công trình đặt tại các vị trí xung yếu, khu vực thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, xâm thực, khu vực đông dân cư...; thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình theo chu kỳ, bảo trì, sửa chữa khắc phục các tồn tại (nếu có);

Đồng thời, lập kế hoạch và khẩn trương tổ chức thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình sớm phát hiện các nguy cơ, làm tốt công tác bảo trì, kết quả báo cáo gửi về Sở Xây dựng để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc nêu trên. Công ty Điện lực Lâm Đồng khẩn trương kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng và gia cường, giằng chống đối với các trường hợp không đảm bảo chất lượng, bị nghiêng hoặc bố trí hoạt tải sai khác so với thiết kế ban đầu để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. 

Đối với các công trình hồ đập, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát an toàn hồ đập trước mùa mưa bão; rà soát, kiểm tra quy trình vận hành hồ đập nhằm đảm bảo an toàn cho lưu vực hạ du. UBND tỉnh cũng yêu cầu Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng theo dõi chặt chẽ diễn biến thể tiết trong thời gian tới, phối hợp với các đơn vị kịp thời thông tin về tình hình, diễn biến thời tiết, mưa, bão để các cơ quan chức năng và nhân dân biết, chủ động ứng phó.

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh tiếp tục kiểm tra đảm bảo điều kiện an toàn cho tuyến đường đèo Prenn trong mùa mưa bão. Ảnh: MH. 

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên nên bão, áp thấp nhiệt đới hầu như ít đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh nhưng có ảnh hưởng gián tiếp và cùng với gió mùa Tây Nam gây ra một số loại hình thiên tai chủ yếu, như: Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy (xảy ra trên toàn tỉnh); lũ quét (thường xảy ra ở địa phương: Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương, Bảo Lộc); mưa đá, sét (khu vực giữa và phía Bắc của tỉnh)

Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra các loại hình thiên tai chủ yếu là mưa lớn liên tục và kéo dài, kèm theo lốc xoáy, sạt lở đất; trong đó: có 13 trận mưa lớn, 01 trận mưa đá, 06 trận lốc xoáy, 07 vụ sạt lở đất nghiêm trọng,... gây hậu quả làm 09 người thiệt mạng, 4 người bị thương; hư hỏng, thiệt hại 236 căn nhà, 336 ha cây trồng, cuốn trôi gần 01 ha ao cá và hơn 2.800 gia cầm, gia súc; làm hư hỏng 07 cầu dân sinh, 02 điểm trường, 04 công trình thủy lợi, sạt lở 230m đường giao thông, ngã đổ 09 cột điện; ngập úng cục bộ tại một số nơi trên địa bàn thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; huyện Đạ Huoai, Lâm Hà...

Ước tổng giá trị thiệt hại trên 70 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2023, do lượng mưa lớn, kéo dài (Riêng từ ngày 29-30/7/2023, lượng mưa tại đèo Bảo Lộc đạt 196mm; một số địa điểm khác tại huyện Đạ Huoai, thành phố Bảo Lộc đạt từ 100mm đến 190mm;...) làm nền đất yếu, gây một số vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng, thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn gây thiệt hại về người, tài sản của hà nước và nhân dân, điển hình là các vụ sạt lở đất tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, đèo Bảo Lộc, sụt lún đất tại hồ chứa nước Đông Thanh. 

Thời gian tới, địa phương này tiếp tục nâng cao năng lực Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) các cấp để đảm bảo các yêu cầu theo Bộ Chỉ số PCTT trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. 

Tổ chức rà soát những khu vực có nguy cơ xảy ra các loại hình thiên tai để có phương án ứng phó, biện pháp cảnh báo nhằm tránh sự cố tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Từng bước xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, cảnh báo, kiểm soát, chỉ đạo ứng phó thiên tai; hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn chuyên dùng theo hướng tự động hóa (nhất là trạm đo mưa tự động chuyên dùng; hệ thống dự báo, cảnh báo sớm, quan trắc mực nước tự động, cảnh báo lũ thông minh trên các hệ thống sông suối chính trên địa bàn tỉnh). Khảo sát, xử lý tháo bỏ hạng mục, vật cản thoát lũ gây nguy cơ ngập lụt tại các địa bàn thường xuyên bị ngập. 

Trong đó, đối với lũ, ngập lụt, các địa phương tiếp tục rà soát, vận hành hồ chứa xả lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Đồng Nai và quy trình đơn hồ; đảm bảo an toàn cho hạ du và công trình; Xây dựng bản đồ rủi ro lũ lụt hạ du các hồ chứa, vùng trũng, vùng ven sông tương ứng với các kịch bản lũ lụt khác nhau; Đối với khu vực dân cư tăng cường khả năng tiêu thoát nước của hệ thống bằng cách nâng tần suất tính toán mưa tiêu thiết kế.

Quản lý khôi phục rừng đầu nguồn, các hồ chứa thượng nguồn không làm mất cân bằng bùn cát trong quá trình thi công và vận hành; Tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực dân cư, địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai để có biện pháp cảnh báo, di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm; chặt hạ, tỉa cành, mé nhánh những cây xanh có nguy cơ ngã đỗ dọc các tuyến đường giao thông ở đô thị, khu dân cư, công viên, trường học, bệnh viện nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Đối với sạt lở đất, lũ quét: Sử dụng các kết quả bản đồ đánh giá rủi ro để xác định các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; Tăng cường công tác dự báo mưa: Bổ sung các trạm đo mưa, tăng độ chính xác của bản tin dự báo mưa; sử dụng các công nghệ tiên tiến cảnh báo sớm; Công tác thông tin, truyền tin, cảnh báo sớm đến người dân; tổ chức cắm các biển hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm; Tiến hành quy hoạch sử dụng đất để phục vụ công tác di dời người dân, trồng rừng, phát triển nông nghiệp, bố trí dân cư an toàn gắn với sinh kế bền vững.

Đồng thời, rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét. Đối với các khu có mật độ dân cư cao, các công trình lịch sử, hạ tầng cơ sở quan trọng có thể được bảo vệ bằng hệ thống tường kè bao kết hợp các rãnh thoát nước; Lắp đặt các hệ thống cảnh báo, đo đạc, ống thu nước ngầm tại các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất... 

 

 

Đức Mạnh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline