Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Đảm bảo an toàn cây xanh đô thị trước mùa mưa bão

Thứ ba, 04/04/2023 13:04

TMO - Để chủ động bảo đảm an toàn hệ thống cây xanh, giảm thiệt hại từ nguy cơ gãy, đổ trong mùa mưa bão 2023, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội đã lập danh sách và tiếp tục rà soát để cho cắt tỉa, chặt hạ, trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, cây già cỗi.

Sở Xây dựng thành phố cho biết, trước mùa mưa bão năm nay Sở đã lập danh sách và tiếp tục rà soát để trình cấp có thẩm quyền cho cắt tỉa, chặt hạ, trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, sâu, nguy hiểm, già cỗi, kém phát triển, cây không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố và trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện. Qua đó, nhằm hạn chế cây xanh bị gãy, đổ khi mưa to, gió lớn.

Cây sâu mục bên trong, rễ bị thối, mưa, nền đất yếu, gió lớn do hiện tượng đảo nhiệt và hút gió bởi nhiều nhà cao tầng ở khu vực đô thị... là những yếu tố đe dọa đến sự an toàn của hệ thống cây xanh trong mùa mưa bão. Để chủ động bảo đảm an toàn hệ thống cây xanh, việc kiểm tra, rà soát, cắt sửa cây phòng mưa, bão đã và đang được các đơn vị quản lý, duy tu, duy trì hệ thống cây xanh triển khai. 

Đảm bảo an toàn cây xanh trước mùa mưa bão là nhiệm vụ quan trọng được UBND thành phố quán triệt triển khai. Ảnh: TC. 

Những năm gần đây, thành phố đầu tư nhiều trang thiết bị như: Xe nâng, xe cẩu, máy nghiền cành củi, xe vận chuyển, cưa máy... cũng như chủ động cắt tỉa cây quanh năm nên hiện tượng cây đổ, cành gãy, nhất là trong mùa mưa bão đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp rất khó phát hiện bằng mắt thường, như cây bị sâu mục bên trong thân; cây bị xâm hại, chặt rễ khi thi công làm đường, lát vỉa hè hay nơi mực nước ngầm thấp, không gian sống của rễ hạn chế, rễ cây không phát triển được... Ngoài ra, gió lớn do hiện tượng đảo nhiệt và hút gió bởi nhiều nhà cao tầng ở khu vực đô thị cũng là yếu tố đe dọa sự an toàn của hệ thống cây xanh. 

Theo thống kê của Sở Xây dựng, Hà Nội hiện có khoảng 1,7 triệu cây xanh đô thị. Theo đó, tỉ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2 m2/người, trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt tối thiểu tỉ lệ phải từ 6-7 m2/người. Nhằm tăng diện tích cây xanh, thay thế cây cong, sâu mục, kém phát triển trước mùa mưa bão, cũng như thực hiện kế hoạch lâu dài về tăng diện tích cây xanh, thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đến năm 2025 sẽ trồng mới khoảng 500.000 cây xanh đô thị trên toàn thủ đô. Trong đó, năm 2023 thành phố dự kiến trồng hơn 133.000 cây xanh; năm 2024 sẽ trồng trên 145.000 cây xanh và đến 2025 sẽ trồng mới khoảng 118.000 cây xanh.

Thành phố đã có kế hoạch đầu tư cải tạo xây dựng các vườn hoa, sân chơi, công viên; trồng cây mảng, khóm tạo cảnh quan tại các tuyến phố trên địa bàn các quận; trồng cây tạo dải xanh, cải tạo môi trường tại các trục quốc lộ, tỉnh lộ, vùng ảnh hưởng bán kính 500m khu xử lý rác thải Xuân Sơn.

 Trong năm 2023 thành phố dự kiến trồng hơn 133.000 cây xanh, cải tạo, trồng cây thay thế đối với những cây bị sâu bệnh, cong, nghiêng, xâu, nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội đã quy hoạch hoạch trồng từng chủng loại cây cho mỗi khu vực, nhằm bảo đảm sự đồng bộ, đồng đều. Đối với các dự án hạ tầng giao thông, cây bóng mát như: Ban Tây Bắc, bàng lá nhỏ, bằng lăng, chiêu liêu, cọ dầu, muồng vàng, sao đen, long não, phượng tím, sấu, sang, giáng hương. Đối với trụ sở, cơ quan, cây bóng mát: Long não, muồng hoàng yến, lộc vừng, thàn mát, bàng lá nhỏ, sấu, lát hoa, bằng lăng, điệp vàng, ngọc lan…Ngoài cây bóng mát theo danh mục cây đô thị, cây trang trí như dâm bụt, tường vi, hoa giấy, cây ngâu, cọ cảnh, ngũ da bì…được trồng ở dự án công viên, vườn hoa, sân chơi.

Đồng thời, thành phố tiến hành cải tạo, trồng cây thay thế đối với những cây bị sâu bệnh, cong, nghiêng, xâu, nguy hiểm; cây còi cọc, chậm phát triển; cây không đúng chủng loại cây đô thị ảnh hưởng mỹ quan trên các tuyến đường nhằm tạo sự đồng bộ cho cảnh quan khu vực. Lựa chọn một số loại cây có hoa đẹp trồng bổ sung để tạo cảnh quan, không gian xanh một cách tự nhiên trên các dải phân cách và hè phố. Việc trồng bổ sung, thay thế cây xanh phải tuân thủ các nguyên tắc, phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng; phù hợp với điều kiện đô thị. 

 

 

Nguyễn Vân

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline