Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Chủ động phòng ngừa, ứng phó về sự cố môi trường mùa mưa lũ

Thứ hai, 22/07/2024 14:07

TMO - Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai nhất là trong mùa mưa lũ, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cần chủ động phương án phòng, chống ngập lụt, sạt lở đất tại vùng trũng, khu vực miền núi, trong đó chú trọng công tác phòng ngừa, ứng phó về môi trường mùa mưa lũ.

Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra và hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại trong mùa mưa bão năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp:

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trước và trong mưa lũ. Trong đó, chú trọng công tác chỉ đạo các phòng ban liên quan và UBND cấp xã tổ chức rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (trượt lở đất, đá; ngập lụt; sụt lún...) trên địa bàn; kịp thời công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường để người dân nắm bắt nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.

Yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; thực hiện việc che chắn khu vực lưu chứa chất thải; kiểm tra các hồ chứa chất thải, gia cố hệ thống xử lý nước thải, bãi lưu giữ chất thải; tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống mương tiêu thoát đáp ứng khả năng tiêu thoát nước tại khu vực. Đối với các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (kho chứa nguyên nhiên liệu, hóa chất, khu lưu chứa chất thải nguy hại,….) thực hiện các biện pháp gia cố mái che, kê đặt ở các vị trí cao, hạn chế ngập lụt.

Phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường trong mùa mưa lũ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Ảnh: BHT. 

Chỉ đạo các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tăng cường công tác thu gom, vận chuyển xử lý, tránh tình trạng để tồn đọng, ùn ứ gây ô nhiễm môi trường. Chỉ đạo các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn khẩn trương tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, ... Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, nhân lực sẵn sàng ứng phó kịp thời các sự cố môi trường do mưa lũ gây ra.

Đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã trên địa bàn, kiểm tra theo dõi giám sát các đơn vị/cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các KCN: khẩn trương rà soát hệ thống thu gom, thoát nước mưa đảm bảo khả năng tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn; kiểm tra hệ thống thu gom, xử lý nước thải và công trình/hồ sự cố đảm bảo khả năng ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường; kiểm tra khu vực tập kết chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, kịp thời di dời, che chắn đảm bảo chất thải không bị tràn ra môi trường khi xảy ra mưa lớn.

Đối với các biện pháp khắc phục sau các sự cố môi trường do mưa lũ gây ra: Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai kịp thời việc thu gom, xử lý rác thải, khơi thông cống rãnh, vũng nước tù đọng, sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; nghiêm cấm việc vứt rác thải sinh hoạt, xác gia súc, gia cầm chết xuống nguồn nước; phun hóa chất diệt trùng, tẩy uế nhằm ngăn ngừa nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh sau mưa lũ; tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút; có phương án khoanh vùng khu vực trượt lở đất đá, bố trí biển báo và thu dọn, vệ sinh.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát để chỉ đạo kịp thời việc triển khai thực hiện các phương án xử lý, khắc phục hậu quả sau lũ lụt, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: các bãi tập kết, xử lý rác thải; các kho chứa hóa chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc trong y tế; khu chăn nuôi/giết mổ tập trung; khu bệnh viện, trạm xá, chợ, khu/cụm công nghiệp…;

Chỉ đạo các Công ty, HTX, tổ, đội vệ sinh môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan tích cực thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; khơi thông cống rãnh; xử lý tiêu hủy chôn lấp hợp vệ sinh đối với gia súc, gia cầm bị chết theo đúng quy trình; tăng cường phun chế phẩm tại các bãi tập kết rác thải. Rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại do mưa lũ gây ra tại địa phương liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đề xuất kiến nghị với cơ quan chức năng các giải pháp giảm thiểu, khắc phục hậu quả trước mắt cũng như lâu dài. 

Việc nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh được chú trọng triển khai. 

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Hà Tĩnh thường xuyên phải hứng chịu tác động của thiên tai, lũ lụt gây tổn thất nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân. Do vậy, việc nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh được chú trọng triển khai. Trước dự báo về cơn bão số 2, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo về UBND tỉnh, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Theo đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển, UBND các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh; Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để kêu gọi, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi tránh trú; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại các khu neo đậu, bến cảng đảm bảo an toàn. 

Chủ tịch UBND các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản đặc biệt là tại các khu vực ven biển, trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Kiểm tra, rà soát và có biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, đê cửa sông chịu ảnh hưởng của sóng, triều cường, trong đó đặc biệt lưu ý các vị trí đã xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý dứt điểm, các công trình đang thi công dở dang. Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi thường xuyên diễn biến của bão, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh kịp thời thông tin về tình hình, diễn biến của bão đến các địa phương, các ngành và Nhân dân được biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Cơ quan thường trực Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, đôn đốc công tác triển khai ứng phó phù hợp, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo trong trường hợp vượt thẩm quyền.../.

 

 

Đức Bình

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline