Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô

Thứ sáu, 06/01/2023 02:01

TMO - Thời gian tới, tỉnh Tiền Giang tiếp tục huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn; đảm bảo thực hiện tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. 

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô năm 2022 - 2023 từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn từ 5 - 10% so với trung bình nhiều năm (TBNN); mùa mưa năm 2022 được dự báo kết thúc muộn, lượng mưa trong các tháng đầu mùa khô tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cao hơn TBNN, có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa trong mùa khô nên tình hình hạn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long khả năng ở mức tương đương mùa khô năm 2021 - 2022. Dự báo, trong tháng 01, 02/2023, ranh mặn 4,0 g/lít có khả năng xâm nhập ở mức 25 - 35km. Theo nhận định trên, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022 - 2023 khả năng ở mức xấp xỉ mùa khô năm 2021 - 2022.

Để chủ động phòng chống hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh  trong mùa khô năm 2023 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến Nhân dân về diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết để chủ động ứng phó với tinh thần tích cực, khẩn trương, cảnh giác cao, nhất là diễn biến của tình hình hạn, xâm nhập mặn và trong mùa khô năm 2023. 

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng triển khai các giải pháp chủ động ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn. 

Tăng cường kiểm tra và lập kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt, để chủ động đáp ứng kịp thời công tác ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt, chủ động đáp ứng kịp thời công tác phòng chống hạn và xâm nhập mặn; đặc biệt, các địa phương phía Đông phải chủ động lập kế hoạch, phương án phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn, cháy rừng vào mùa khô 2022 - 2023 chi tiết, cụ thể cho từng vùng, từng khu vực dự án, từng địa phương, đơn vị để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xấu xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy, UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, lập kế hoạch duy tư sửa chữa nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ ngọt; bảo trì, bảo dưỡng các giếng khoan dự phòng phục vụ sản xuất đã được tỉnh đầu tư trong các năm qua để đưa vào vận hành kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

Rà soát những khu vực có khả năng thiếu nước, hạn hán, mặn xâm nhập trên địa bàn để chủ động xây dựng Kế hoạch, Phương án phòng chống hạn, mặn xâm nhập bảo vệ sản xuất vụ Đông xuân năm 2022 - 2023 và vụ Xuân hè năm 2023, đặc biệt phải có biện pháp gieo trồng hợp lý, quan tâm giải pháp cấp nước, trữ nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt.

Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tổ chức phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo sử dụng nước hiệu quả. Trên cơ sở khả năng cân đối nguồn nước, có biện pháp hướng dẫn nhân dân gieo trồng và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Đối với những vùng không đảm bảo nguồn nước tưới cho suốt vụ phải khuyến cáo nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng lựa chọn những loại cây phù hợp với điều kiện của địa phương. Thường xuyên thông báo cho nhân dân biết tình hình hạn, xâm nhập mặn để người dân chủ động chuẩn bị các phương tiện bơm và tổ chức tốt việc bơm tưới phục vụ sản xuất trong mùa khô. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Phương án của UBND tỉnh về quản lý, duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh về tăng cường bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng nguồn nước, không để tái diễn tình trạng lục bình bùng phát trở lại trên các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của lục bình; ý thức tự giác, giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác, các vật dụng bị hư, xác động vật chết xuống lòng sông, kênh, rạch... chất chà hay một số dụng cụ bắt cá gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý, duy trì vớt lục bình đảm bảo thông thoáng lòng sông, kênh, rạch.

Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước, bơm chuyền cứu lúa. Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ công tác phòng chống hạn, mặn đảm bảo sản xuất không để tình trạng kênh, mương bồi lắng gây thiếu nước tưới. Đối với những khu vực có cao trình mặt ruộng thấp (từ +0,3 đến +0,5m) phải tổ chức tôn cao bờ bao, bờ thửa để bảo vệ những vùng trũng khi hệ thống kênh làm nhiệm vụ tích trữ nước. Biểu dương, khuyến khích những địa phương, tổ chức, cá nhân có những đề xuất, sáng kiến về phòng chống, ứng phó với hạn, mặn hiệu quả.

Các địa phương đảm bảo vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi trong điều tiết nguồn nước. Ảnh: BAB 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh): Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn Tiền Giang, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang thường xuyên theo dõi diễn biến hạn, mặn, đặc biệt theo dõi chặt chẽ hướng xâm nhập mặn từ phía sông Vàm Cỏ và sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre); thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước và vận hành công trình trong ngày trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để Nhân dân biết chủ động sản xuất.

Đánh giá tình hình nguồn nước trên sông, kênh, rạch và nguồn nước trữ nội đồng để thông báo kịp thời cho các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị có liên quan và Nhân dân biết để có biện pháp chỉ đạo, đối phó; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương: Nghiên cứu, khuyến cáo Nhân dân các vùng nuôi trồng thủy sản thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết (nắng nóng, hạn, xâm nhập mặn,..) và kết quả quan trắc môi trường để chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt cho phù hợp; điều chỉnh khuyến cáo lịch thời vụ, thả nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép; triển khai thực hiện công tác phòng, chống hạn, mặn, cháy rừng mùa khô năm 2023.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh nguồn nước, bảo vệ môi trường, không để tái diễn tình trạng lục bình bùng phát trở lại trên các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo xử lý kịp thời các tình huống xấu về môi trường, nhất là môi trường nước mặt trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công và dự án Phú Thạnh-Phú Đông. 

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang: Chủ động tổ chức tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình cống dưới đê cũng như cống đầu mối để sẵn sàng lấy, cấp nước, ngăn mặn và tiêu nước phục vụ sản xuất. Xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống công trình thủy lợi phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân trong mùa khô đảm bảo tiết kiệm chi phí thấp nhất...

Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang: Chuẩn bị tốt công tác đảm bảo nguồn nước đối với các trạm cấp nước bị ảnh hưởng khi hạn, mặn kéo dài: Nạo vét các ao chứa và chủ động bơm bổ cấp nguồn nước để tăng khả năng trữ ngọt; theo dõi liên tục độ mặn trên sông để đảm bảo nước bổ cấp vào ao trữ nước theo chuẩn quy định. Chuẩn bị tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, các thiết bị, hóa chất dự phòng...; bảo trì các giếng khoan dự phòng để sẵn sàng vận hành bơm bổ cấp cho nguồn nước cấp cho người dân ở khu vực thành phố Mỹ Tho và các huyện phía Đông khi nguồn nước mặt có độ mặn vượt quy chuẩn cho phép; nâng cấp, cải tạo hệ thống tuyến ống cấp nước hiện hữu để tiếp nhận, phân phối nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm đến các trạm trên địa bàn các huyện phía Đông theo công suất và áp lực thiết kế.

 

 

 

Lê Hòa 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline