Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Cây Di sản trên đất Tổ linh thiêng

Thứ sáu, 30/06/2023 14:06

TMO - Cùng với các địa phương khách trên cả nước, các cây cổ thụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản, với người dân đó chính là những “báu vật” để nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn.

Về với thành phố Việt Trì, kinh đô của Nhà nước Văn Lang cổ xưa, nơi các Vua Hùng dạy dân trồng lúa nước, nơi có tầng tầng, lớp lớp các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Ngay tại trung tâm thành phố, phía sau cột phát sóng cao vút của Đài truyền hình tỉnh có ngôi miếu cổ đúng như tên gọi “Thiên cổ miếu”.

Ngọc phả ghi ngôi miếu được dựng từ thời An Dương Vương để thờ vợ chồng nhà giáo Vũ Thê Lang – người đã có công dạy học cho con gái Vua Hùng thứ XVIII (năm 257 TCN). Cổ nhân đã trồng hai cây táu quý trước cổng miếu cổ. Hằng năm vào cuối xuân, đầu hạ một cây ra hoa vàng gọi là cây táu vàng, một cây ra hoa màu trắng gọi là cây táu bạc. Như vậy, hàng nghìn năm nay cây Vàng, cây Bạc vẫn sừng sững trường tồn giữa trời đất, đâm chồi nảy lộc tung sắc khoe hoa.

Cây táu cổ thụ tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản năm 2012. 

Tới khu vực Thiên cổ miếu này, du khách còn được ngắm hai cây đại cổ thụ với chiều cao hơn 25m, đường kính tán lá gần 30m, chu vi gốc tới hơn 8m. Đặc biệt cây toát lên dáng vẻ kỳ vĩ, cổ kính, uy nghi từ sự xù xì góc cạnh của cành, của nhánh mà nắng sương hàng nghìn năm đã tạc vào cây. Cách đo không xa là cây da bò, có dáng vẻ cổ kính như một cây cảnh thế được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.

Rời thành phố Việt Trì, du khách qua sông Hồng sẽ đến mảnh đất Tam Nông có địa danh Hưng Hóa với cột cờ nổi tiếng để tới xã Dị Nậu, một làng Việt cổ thời xa xưa chiêm ngưỡng các cây cổ thụ được vinh danh. Với hàng cây đại đã có 700 năm tuổi (còn lại 7 cây) được trồng xung quanh trên đường vào chùa “Thiên sinh bà Nhan” quanh năm cành lá xanh tươi, hoa thơm ngào ngạt, càng tôn thêm phong cảnh linh thiêng cho ngôi chùa cổ kính.

Đặc biệt, có cây thị trước miếu thờ đức thánh Tản Viên, thân cây khoảng 6-7 người ôm, chiều cao cây đạt tới 18,5m. Theo lời kể của các bô lão trong làng, cây thị đã có từ thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (970-979 sau Công nguyên) để lập nhà nước Đại Cồ Việt. Nếu đúng như vậy, cây thị đã thọ trên nghìn tuổi. Thị là giống cây quý nên trong sách “Đại Nam nhất thống chí” đã ghi. Cây thị có 7 điều tuyệt: sống thọ, tỏa bóng mát, gõ không cong vênh; không có mối mọt; có thể làm mộc bản in sách, quả thơm ngon có thể ăn.

Rời xã Dị Nậu để ghé sang xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy chiêm ngưỡng hai “cụ” thị trên mảnh đất này. Gần đình làng Hữu Khánh cũng thờ đức thánh Tản Viên, có hai cây thị cổ với vóc dáng kỳ quái, đặc biệt một trong hai cây thị có gốc như tảng núi đá xù xì, góc bạnh, thời gian và nắng sương đã tạc vào cây những nét kỳ quái này. Cây cao 20,5m, chu vi gốc 8,7m, thật kỳ lạ tán cây vẫn xanh tươi, ra hoa, kết trái thơm ngọt hằng năm.

Tại thôn Sơn Vi, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, nằm cách đình làng khoảng 200m, trên một khu đất khá rộng nhìn ra đầm Sơn Thủy bạt ngàn hoa sen, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi ngước lên một cây cổ thụ to cao hùng vĩ đã hàng nghìn năm nay đứng sừng sững giữa đất trời. Cây cao tới 35m, đường kính tán lá rộng 25m, chu vi gốc tới 10,4m. Đặc biệt, bộ rễ cây nổi cuồn cuộn trên mặt đất giống như đàn rồng mẹ, rồng con uốn lượn. Đứng dưới tán cây, ngồi trên những cuộn rễ cây, chúng ta mới cảm nhận được sức sống mãnh liệt của các cây đại thụ. Theo các nhà khoa học, đây cũng là cây thị có vóc dáng và tuổi đời vào nhóm cao nhất ở Việt Nam.

Quần thể cây lộc vừng tại đền Gò Thờ, huyện Cẩm Khê. 

Rời mảnh đất Thanh Thủy theo quốc lộ 32C để đến với huyện Cẩm Khê, tại xã Chương Xá với đầm Láng Chương nổi tiếng rộng trên 130ha để chiêm ngưỡng một kỳ quan khá lạ mắt. Đó là quần thể cây lộc vừng tại đền Gò Thờ. Lộc vừng là loại cây cảnh quý nhưng có lẽ không đâu lại có cả gần trăm cây (chính xác là 84 cây) toàn là lộc vừng cổ thụ nằm gọn trên một quả gò rộng chừng 500m2. Tại đây còn có một ngôi miếu cổ được xây dựng từ năm 1011, tương truyền thờ Ngọc Hoa công chúa, con của vua Hùng thứ XVIII. Quần thể cây lộc vừng đủ các hình dạng, cây thẳng đứng, nghiêng ngả, thân gốc già đanh, mốc xám... Các cây tỏa bóng mát như chiếc lọng che cho ngôi miếu cổ càng thêm vẻ linh thiêng.

Cũng tại huyện Cẩm Khê, trong khuôn viên khang trang của trường THCS xã Văn Khúc (cách thị trấn huyện 15km về phía Nam) có cây sui trên 200 năm tuổi, theo ngọc phả cây được trồng khoảng năm 1892 (năm xây dựng ngôi đền thờ tại xã Văn Khúc). Cây sui có khá nhiều đặc điểm: cây xanh tốt quanh năm, chỉ rụng lá vào mùa đông song thời gian rụng lá chỉ khoảng 1 tuần, sau khi trút sạch lá, lộc non nảy rất nhanh, chỉ vài ngày là cây sẽ phủ kín tràn đầy sức sống. Nhựa cây sui rất độc, không có loại sâu bọ nào ăn được do vậy cây phát triển xanh tốt quanh năm. Cây sui cổ thụ kỳ vĩ, cành lá sum suê với chiều cao khoảng 25m, tán lá trải rộng đường kính tới 30m, chu vi gốc cây đo được 7,8m, đặc biệt bộ rễ chằng chịt nổi lên mặt đất..

Xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê là một dải đất phù sa màu mỡ nằm bên bờ hữu sông Hồng thuộc trầm tích phù sa cổ, nơi đây đã lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa đặc trưng của nền văn hóa vùng châu thổ sông Hồng. Các di tích đình, đền, chùa trong một xã có một điểm chung nhất là đều được sắc phong thờ Cao Sơn và Tam Lang Chàng Út Đại Vương, là hai vị bộ tướng tài giỏi thời Hùng Duệ Vương.

Từ xa xưa cư dân Sai Nga sinh sống thuận hòa trên nét đẹp truyền thống của ba làng: Làng Văn Phú, có nghề trồng rau nổi tiếng, làng Nga Hà có nghề mộc truyền thống, làng Sơn Cương mang dư vị của đặc sản “Cá Đồng Câu”, chẳng phải ngẫu nhiên mà có thành ngữ “Cua đồng Ngạ, cá Đồng Câu, trâu Sơn Tình, đình Văn Phú”. Đình Văn Phú va đền Nghè Nga Hà sắc phong đồng phụng sự Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, vị tướng thời tiền Lê. Đền Sơn Cương thờ công chúa Ngoạn Hoa Phương Anh, người đã có công dạy dân cấy lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Cây đa, cây sanh tại Sơn Dương, huyện Cẩm Khê. 

Đặc biệt trong quần thể di tích đền, chùa, làng Sơn Cương có cây đa, cây sanh, được nhắc đến là “Lưỡng mộc đại thụ”. Đây là những cây sống lâu năm nhất còn tồn tại ở xã Sai Nga, sự ra đời, tồn tại của hai cây này qua sự truyền miệng của các cụ cao niên trong làng chỉ là: “Khi tôi còn nhỏ, đã thấy hai cây to như thế này rồi”. Tuy không có niên đại chính thức, nhưng qua các nghiên cứu, đánh giá của VACNE thì hai cây này có tuổi đời trên 500 năm.

Trải qua suốt chiều dài lịch sử, mọi biến cố của dân làng trong suốt vài trăm năm qua chỉ có hai cây này được chứng kiến kết. Trận lũ lịch sử và nạn đói năm 1945 đã cướp đi tất cả, trận dội bom ác liệt của máy bay thực dân Pháp vào làng Nga Hà tháng 2/1951 đã cướp đi sinh mạng của 22 người dân vô tội, 78/80 nóc nhà bị cháy, hư hại nặng, cây gạo Còng của làng Nga Hà đã bị tàn phá. Trận lũ lịch sử năm 1968, năm 1971 đã cuốn đi nhiều tài sản và cả những di sản như ngôi đình, đền, chùa của làng Văn Phú, Sơn Cương nhưng cây đa, cây sanh vẫn to lớn, vươn cao hiên ngang che chở cho xóm làng.

Rễ của hai cây đã bện chặt vào nhau tạo thành một vòm cổng cổ kính, huyền bí. Sự bện chặt này là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của người dân Sơn Cương. Cây đa có chiều cao khoảng 45m, cành đến đâu buông rễ nổi đến đó, rễ biến thành thân, thành cuội. Tán cây rộng hàng trăm mét vuông như ôm trọn cả một góc làng. Dưới làn gió mát lành, cành lá rì rào như xua đi bao nỗi nhọc nhằn, bộn bề của cuộc sống mưu sinh, như xua đi những điều tà ác, những cái xấu vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong xóm ngoài làng. Dưới tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi còn có những câu chuyện thể hiện tầng sâu văn hóa, lịch sử có tính giáo dục và mang bản sắc riêng đã được lưu giữ và truyền miệng qua nhiều thế hệ.  Bởi thế mà cây đa, cây sanh còn có ý nghĩa to lớn trong tâm hồn bao thế hệ người làng Sơn Cương.

Cây đa, cây sanh đã chứng kiến không khí hào hùng của cuộc Cách mạng tháng Tám giữa mùa thu lịch sử, đã che chở cho ngôi đền mà tổ Đảng Sơn Cương, chi bộ Nỗ Lực làm nơi họp bàn để đưa ra các quyết sách lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Cây đa đã che chở cho ban thế hệ học trò làng Sơn Cương, cây đã chứng kiến những giọt nước mắt được gói gọn trong những chiếc khăn tay của các cô gái Sơn Cương, tiễn những trai làng trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Cây đa, cây sanh đã chung vui cùng dân làng trong các mùa xuân lễ hội mồng 6/2 hằng năm.

Giữa những dòng nước lũ cuồn cuộn, cây vẫn đứng hiên ngang trước những cơn cuồng phong của thiên nhiên, cây vững vàng như để che chở, bảo vệ trong xóm làng. Nhân dân làng Sơn Cương được đón nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam và tự hào được gắn bia đá “Cây Di sản” là mảnh ghép hoàn hảo cho một nét văn hóa độc đáo của làng Sơn Cương. Cây đa, cây sanh được vinh danh là Cây Di sản của Quốc gia, đặc biệt nó sẽ trở thành một biểu tượng, một báu vật vô cùng cao quý của nhân dân trong làng. 

Rời huyện Cẩm Khê, qua dốc Đá Thờ là đến huyện miền núi Yên Lập, để rồi về với xã Xuân An (cách thị trấn Yên Lập khoảng 12km) chiêm ngưỡng cụm cây đa cổ thụ tại thôn An Đạo với 4 thân cây sừng sững, vốn từ một gốc mọc ra. Thân cây cổ kính có chiều cao 25m, đường kính tán lá 30m, chu vi gốc cây đo được là 13m tạo nên một mái vòm. Có lẽ, trong những trận xuất kích đánh giặc Pháp của nghĩa quân Cần Vương năm xưa, dưới tán lá cây đa cổ thụ nơi đây đã không ít lần là nơi khao quân thắng trận.

Xuôi xuống phía Tây Nam của huyện là xã Minh Hòa, chiến khu nổi tiếng của dân quân Phú Thọ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây có ngôi đình Phục Cổ cũng là di tích lịch sử-văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Từ xa du khách có thể nhìn thấy hai cây gạo cổ thụ với chiều cao trên 40m chu vi thân cây 10,8m giống như hai vọng gác sừng sững, chốt giữa vùng lòng chảo thung lũng Minh Hòa...

 4 cây cổ thụ ở xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. 

Tháng 4/2023, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận  4 cây cổ thụ ở xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là Cây Di sản theo đề xuất của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam. Cụ thể gồm, 02 cây đa, 01 cây sanh và 01 cây thị. Dù đã trải qua hơn 300 năm và những thăng trầm lịch sử nhưng 02 cây đa, 01 cây sanh và 01 cây thị cổ thụ tại xã Văn Miếu vẫn tiếp tục phát triển tốt và đều trông rất to lớn, kỳ vĩ, cổ kính.

Cây Sanh cổ thụ tại khu Mật có dáng thế uy nghi cao vút, gốc cây sù sì, gân guốc, uốn lượn trông rất kì vĩ; cây thị cổ thụ tại trung tâm khu Mật rất to lớn với chu vi gốc tới 12 m, cây là niềm tự hào của nhân dân địa phương, bởi sức sống mãnh liệt, trải qua trên 400 năm cây vẫn xanh tốt; cây đa tại đồi chè xóm Kén cao tới 40 m, trông xa như chiếc ô che xanh khổng lồ che bóng cho người dân và du khách có dịp đến tham quan nơi đây; cây đa bên cạnh đình xóm Kén, hàng trăm năm nay vẫn như người lính đứng gác cho ngôi đình làng linh thiêng này.

 

 

BT

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline