Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 00:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Bến Tre cấp bách phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Thứ năm, 12/10/2023 11:10

TMO - Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong những năm qua diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về diện tích đất sản xuất, đất rừng, đời sống sinh hoạt của người dân.

Toàn tỉnh Bến Tre có 65 km bờ biển, là một trong những địa phương ở miền Tây bị thiệt hại nặng do sạt lở. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Bến Tre, khoảng 10 năm gần đây, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, dân sinh nhất là đối với 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Theo kết quả thống kê, toàn tỉnh có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 134km. Trong đó: Sạt lở bờ sông 104 điểm, với tổng chiều dài khoảng 115km gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của hàng trăm hộ dân (sông Hàm Luông 50km, sông Tiền 11km, sông Cửa Đại 2,3km, sông Cổ Chiên 20,7km, sông Ba Lai 1,3km, kênh Giao Hòa 3,1km và 26,1km đê bao nội đồng, bờ bao cục bộ, đường giao thông nông thôn,...; gây ảnh hưởng nhà ở, mất đất sản xuất của khoảng 700 hộ dân trong khu vực sạt lở).

Sạt lở tại khu vực cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách) gây thiệt hại lớn. Ảnh: NDO. 

Sạt lở bờ biển 8 điểm, với tổng chiều dài khoảng 19km đã làm mất khoảng 200ha đất và 54ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển (huyện Ba Tri chiều dài sạt lở khoảng 4km làm mất khoảng 45ha đất và 9ha rừng phòng hộ; huyện Thạnh Phú chiều dài sạt lở khoảng 10km làm mất khoảng 56ha đất và 37ha rừng phòng hộ; huyện Bình Đại chiều dài sạt lở trên 5km làm mất khoảng 100ha đất và 8ha rừng phòng hộ).

Hiện trên địa bàn huyện Thạnh Phú còn khoảng 100 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, đáng lo nhất là điểm sạt lở tại khu vực bãi biển Cồn Bửng có chiều dài khoảng 5km với nhiều điểm sạt lở nặng. Theo dự báo nếu trong vòng 5 năm tới, không có giải pháp cụ thể thì nguy cơ khu du lịch này sẽ không còn nữa. Ngoài ra, các điểm sạt lở bờ sông cũng đáng lo ngại ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, nguyên nhân do các bậc thang thủy điện trên thượng nguồn đã làm thay đổi dòng chảy và giảm khối lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 25-35% so với trước đây. Từ đó, dẫn đến xói lở sẽ gia tăng do thiếu hụt lượng bùn cát trong lòng dẫn; do đặc điểm hình thái sông tạo ra hiện tượng dòng chảy xoáy, co hẹp dòng chảy,.... gây xói lòng sông.

Ngoài ra, việc xây dựng nhà và công trình lấn sông rạch làm tải trọng ven bờ sông tăng lên, đất bờ sông yếu không chịu được tải trọng lớn gây sạt lở bờ; sóng do gió, do giao thông thủy gây xói lở bờ sông; Khai thác cát gây mất cân bằng bùn cát cũng là một trong những nguyên nhân gây xói lở bờ sông… Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 13km bờ sông và 8,5km bờ biển đang bị ảnh hưởng sạt lở nghiêm trọng cần được bố trí vốn để đầu tư xây dựng công trình, ước tổng nhu cầu kinh phí thực hiện trên 1 nghìn tỷ đồng.

Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã triển khai các giải pháp để phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển như: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. Đồng thời, tỉnh kiểm soát hoạt động khai thác cát, ngăn chặn khai thác cát sỏi trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Bến Tre đã đầu tư xây dựng 22 dự án, công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 37km, kinh phí thực hiện khoảng 1.143 tỷ đồng. 

Tỉnh Bến Tre đề nghị các bộ, ngành trung ương xem xét tạo điều kiện cho tỉnh tiếp tục đầu tư các dự án phòng, chống sạt lở, xâm nhập mặn. 

Trước tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng hiện nay, UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành trung ương xem xét tạo điều kiện cho tỉnh tiếp tục đầu tư các dự án phòng, chống sạt lở, xâm nhập mặn theo Chương trình mục tiêu ứng phó xói lở bờ biển, xâm nhập mặn và chấp thuận trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương khoảng 1.160 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 6 dự án cấp bách trên địa bàn tỉnh, xếp theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau: Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển huyện Ba Tri, kiến nghị Trung ương hỗ trợ 300 tỷ đồng. Kè chống sạt lở bờ sông Giao Hòa, xã Giao Long, huyện Châu Thành, kiến nghị Trung ương hỗ trợ 150 tỷ đồng. Xói lở bờ biển khu vực xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, kiến nghị Trung ương hỗ trợ 200 tỷ đồng. Gia cố sạt lở bờ sông khu vực xã Vĩnh Bình huyện Chợ Lách, kiến nghị Trung ương hỗ trợ 160 tỷ đồng. Kè chống xói lở bờ sông Mỏ Cày (bờ Bắc), huyện Mỏ Cày Nam, kiến nghị Trung ương hỗ trợ 200 tỷ đồng. Xói lở bờ biển khu vực xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (giai đoạn 2), kiến nghị Trung ương hỗ trợ 150 tỷ đồng.

Các dự án này cần thiết phải đầu tư ngay để khắc phục tình trạng xói lở, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ngày càng phức tạp trên địa bàn tỉnh và được phép sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh để thực hiện, nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh rất hạn hẹp (khoảng 190 tỷ đồng) đã tập trung vào các nhiệm vụ chi của địa phương như: Phòng, chống dịch bệnh, chi đầu tư khẩn cấp các công trình đập ngăn mặn, trữ ngọt để phòng, chống hạn mặn và xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp cục bộ trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, kinh phí dự phòng ngân sách tỉnh không đảm bảo để cân đối bố trí triển khai các dự án trên; do đó, UBND tỉnh trình các bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí cho địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện 6 dự án, với số vốn khoảng 1.160 tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh cam kết sẽ hoàn tất hồ sơ, thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đảm bảo thời gian thực hiện giải ngân, thi công, hoàn thành các dự án trong năm 2024.

Tỉnh kiến nghị Bộ NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 9 xem xét, hỗ trợ tỉnh sớm triển khai xây dựng công trình cống An Hóa thuộc Dự án Quản lý nước Bến Tre (JICA 3), nhất là hạng mục công trình nằm trong khu vực sạt lở bờ sông Giao Hòa, xã Giao Long để đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra (khu vực này hiện đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, tháng 6-2023 đã bị sạt lở với chiều dài trên 20m, chiều rộng sạt lở hơn 4m gây ảnh hưởng đến tuyến ĐH.03 của huyện Châu Thành; hiện một số vị trí lân cận đang có nguy cơ tiếp tục sạt lở). Đề xuất các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện, trường tiếp tục hỗ trợ tỉnh rà soát, đánh giá các khu vực sạt lở để khuyến cáo, hướng dẫn biện pháp xử lý, khắc phục cho phù hợp. Hỗ trợ xây dựng bản đồ sạt lở toàn tỉnh để phụ vụ công tác chỉ đạo phòng tránh, ứng phó, khắc phục sạt lở.

Thủ tướng Chính phủ bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Long An 250 tỷ đồng, Tiền Giang 200 tỷ đồng, Bến Tre 300 tỷ đồng, Trà Vinh 200 tỷ đồng, Vĩnh Long 500 tỷ đồng, Cần Thơ 250 tỷ đồng, Hậu Giang 200 tỷ đồng, Sóc Trăng 300 tỷ đồng, An Giang 250 tỷ đồng, Đồng Tháp 250 tỷ đồng, Kiên Giang 500 tỷ đồng, Bạc Liêu 300 tỷ đồng, Cà Mau 500 tỷ đồng, để bố trí cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ mức vốn bổ sung được giao trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí vốn được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, giao kế hoạch vốn theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. Đồng thời, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật để bố trí đủ số vốn còn thiếu của dự án so với tổng mức đầu tư được duyệt, bảo đảm hoàn thành dự án đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư.

 

 

Đức Hòa 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline