Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong cao điểm hạn, mặn

Thứ tư, 10/04/2024 14:04

TMO - Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bước vào các đợt xâm nhập mặn cao điểm trong mùa khô 2023-2024 khiến hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Thực tế này, đòi hỏi các địa phương cần chủ động các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. 

Từ đầu năm đến nay, khu vực ĐBSCL đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Nhiệt độ tăng, lượng mưa ít, nguồn nước mặt ở sông, rạch suy giảm làm tăng nồng độ và các chỉ tiêu ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất của người dân. 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến giữa tháng 5 năm 2024, tại ĐBSCL có thể xuất hiện 03 đợt xâm nhập mặn (từ ngày 08 đến 13 tháng 4, từ ngày 22 đến 28 tháng 4 và từ ngày 07 đến 11 tháng 5 năm 2024), nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân có thể tiếp tục xảy ra, nhất là tại các khu dân cư trên các cù lao, đặc biệt trong bối cảnh nguồn dự trữ nước ngọt đã suy giảm sau những đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. Trước tình hình trên, ngay từ đầu mùa khô, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã chủ động các phương án đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân. 

Các địa phương vùng ĐBSCL triển khai đồng bộ giải pháp nhằm đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt cao điểm xâm nhập mặn. 

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, nắng nóng kéo dài cùng với xâm nhập mặn gia tăng đã khiến 2.620 hộ gia đình tại các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh thiếu nước, không chủ động được nguồn nước sinh hoạt. Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương đã chuẩn bị kế hoạch, giải pháp ứng phó tình trạng thiếu nước ngọt và hạn hán đang diễn ra gay gắt.

Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã thống nhất sử dụng 10 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để mua dụng cụ chứa nước hỗ trợ người dân khó khăn, nối dài đường ống và xây dựng các trạm cấp nước…Những khu vực có trạm cấp nước thì cấp luân phiên cho người dân để bảo đảm tất cả đều có nước ngọt sinh hoạt. Những nơi không có trạm cấp nước thì bơm nước vào bồn rồi đặt tại các nhà văn hóa ấp, xã để người dân đến lấy về phục vụ sinh hoạt.

Ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, tỉnh Tiền Giang đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt cho gần 113.000 hộ với gần 409.000 dân ở các huyện phía Đông. Theo đó, trên địa bàn toàn huyện Gò Công Đông, đã mở 62 vòi cấp nước sinh hoạt miễn phí phục vụ cho gần 3.000 hộ dân tại các xã ven biển, như: Tân Điền, Tân Thành, Kiểng Phước, Phước Trung, Tân Hòa… kiên quyết không để ai phải thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô 2023-2024.

UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, 9/11 huyện, thành phố của tỉnh có đủ nước sinh hoạt, chỉ thiếu cục bộ ở một số xã thuộc huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông do ở cuối mạng lưới cấp nước, hoặc chưa được lắp đặt đường ống dẫn nước. Tỉnh Tiền Giang đã mở khoảng 105 vòi nước, điểm lấy nước sinh hoạt miễn phí cho người dân. Để giải quyết tình trạng thiếu nước cục bộ trong mùa khô, tỉnh Tiền Giang đã bố trí kinh phí đầu tư 5 tuyến ống chính để chuyển tải nguồn nước của Nhà máy nước Đồng Tâm về cho các huyện phía Đông và thực hiện Dự án Mạng lưới đường ống cấp nước phía Đông và Trạm bơm tăng áp Gò Công, kinh phí 345 tỷ đồng.

Người dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Long An lấy nước từ các xe cấp nước di động. Ảnh: AL. 

Sở NN&PTNT Long An cho biết, do nắng nóng kéo dài và nhu cầu sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân tăng cao nên mùa khô năm 2024 vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ trên diện rộng, nhất là ở các xã vùng hạ. Theo thống kê, tại 2 xã Long Cang và Long Định, huyện Cần Đước có gần 400 hộ thiếu nước sinh hoạt  Tại 5 xã: Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Lại của huyện Cần Giuộc, có hơn 4.600 hộ thiếu nước sinh hoạt. Còn tại các xã Đức Tân, Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ cũng xảy ra thiếu nước cục bộ ở cuối nguồn do trạm cấp nước ấp Bình Lợi, xã Đức Tân đã hoạt động hết công suất cho phép. 

UBND tỉnh Long An đã tổ chức đoàn đi khảo sát thực tế để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phải quyết liệt vào cuộc và có các giải pháp không để người dân thiếu nước sạch. Trong thời gian, dự báo thiếu nước sẽ tăng từ nay đến tháng 5, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị cấp nước phải tăng công suất điều tiết thích hợp lượng nước cho các địa phương khác như thành phố Tân An, huyện Thủ Thừa các huyện lân cận để đưa nước về huyện Cần Giuộc. HĐND tỉnh thống nhất với phương án đề xuất của các đơn vị cung cấp nước về việc lắp đặt đường ống nước thô dọc theo đường Tỉnh lộ 818. Tuy nhiên, các đơn vị thi công phải đảm bảo tuyến ống hợp lý, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.  

Mới đây, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt chủ trương giảm giá nước sinh hoạt Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bến Tre quản lý, vận hành nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong bối cảnh hạn mặn đang diễn ra gay gắt. Cụ thể, giảm 10% hóa đơn tiền nước cho kỳ tháng 4 và kỳ tháng 5-2024 cho tất cả các mục đích sử dụng nước. Cùng ngày, UBND TP Hà Tiên (Kiên Giang) có tờ trình gửi UBND tỉnh Kiên Giang về việc bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn trong mùa khô 2024, nhất là tại xã đảo Tiên Hải. Trong đó, đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang xem xét hỗ trợ 2 tỷ đồng, thuê sà lan vận chuyển khoảng 20.000m3 nước ngọt ra xã đảo Tiên Hải, để người dân trên đảo có nước sinh hoạt từ nay đến hết mùa khô. 

Các địa phương như Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... cũng đang đẩy mạnh triển khai các biện pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, biện pháp cấp bách nhất là đảm bảo nguồn nước phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân địa phương. Về lâu dài, các biện pháp công trình vẫn được các địa phương chú trọng thực hiện. Đặc biệt là việc xây dựng mới và tu bổ các công trình thủy lợi phòng, chống hạn mặn và việc đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó. 

 

 

Lê Hồng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline