Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, giảm thiệt hại do mưa lũ

Thứ ba, 18/07/2023 04:07

TMO - Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 1 ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Theo đó, để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi đề phòng ngập lụt, úng, giảm thiểu thiệt hại do mưa gây ra, Cục Thủy lợi đề nghị các đơn vị theo dõi chặt chẽ các bản tin thời tiết, dự báo diễn biến bão của các cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn, chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền để thực hiện phương án bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi tiêu nước phục vụ sản xuất, dân sinh. Thực hiện nghiêm túc Công điện số 05/CĐ-QG ngày 15/7/2023 của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Các đơn vị khoanh vùng cụ thể diện tích có nguy cơ bị ngập lụt, úng để có phương án cụ thể, phù hợp với đặc điểm địa hình, tình hình mưa và năng lực công trình tiêu úng; cần lưu ý giải pháp bảo vệ cho các khu vực lúa mới gieo cấy, đặc biệt là gieo sạ. Khi xảy ra mưa lớn có nguy cơ gây ngập lụt, úng phải khẩn trương vận hành công trình thủy lợi để tiêu nước, đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Các đơn vị rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi để có phương án ứng phó với mưa lớn, bảo đảm an toàn công trình; đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn cần xem xét không tích nước. Đồng thời thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm an toàn các hồ chứa nước đang thi công, hồ chứa xung yếu.

Cục Thủy lợi đề nghị các đơn vị vận hành hồ chứa nước theo đúng quy trình vận hành được phê duyệt. 

Thực hiện vận hành các hồ chứa nước theo đúng quy trình vận hành được phê duyệt; các hồ chứa có cửa van xả lũ, thực hiện điều chỉnh mực nước hồ để chủ động đón lũ, bảo đảm tuyệt đối an toàn công trình và không xả lũ bất thường gây mất an toàn cho vùng hạ du; đồng thời thực hiện tích nước hợp lý đối với các hồ chứa đang có dung tích trữ thấp. Thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố.

Các đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ; bố trí nhân lực thường trực tại công trình có nguy cơ xảy ra sự cố; kịp thời xử lý tình huống bất thường theo phương châm “bốn tại chỗ” khi có nguy cơ xảy ra sự cố công trình. Thường xuyên báo cáo tình hình an toàn công trình thủy lợi, sự cố công trình và vận hành công trình thủy lợi phòng, chống ngập lụt, úng về bộ phận thường trực bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng của Cục Thủy lợi.

Tại Quảng Ninh, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp phòng chống bão theo phương châm “3 trước - 4 tại chỗ”. Các chủ đầu tư các dự án đang thi công cần có biện pháp ngăn chặn tối đa bùn, đất và nước tràn xuống đường quốc lộ và khu vực dân cư khi có mưa lớn; có phương án xử lý ngay các điểm ngập úng. Rà soát, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở, tổ chức các phương án di dời người ở tại các lán trại, nhà tạm dưới chân mái kè, vùng trũng, các công trình xây dựng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong mọi tình huống; tuyên truyền, yêu cầu người dân không ra suối đánh cá, vớt củi, bơi lội... khi có lũ.

Rà soát, kiểm tra đảm bảo an toàn đối với các cơ sở sản xuất, hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, không để xảy ra sự cố thiệt hại về người khi có mưa lớn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ. Các đơn vị quản lý hồ chứa chủ động theo dõi mực nước hồ, thực hiện điều tiết, đảm bảo an toàn đê điều, đồ đập thủy lợi, nhất là các tuyến đê biển, đê cửa sông, hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa... Các công ty TNHH MTV Thủy lợi tổ chức trực ban, theo dõi tình hình thời tiết, chủ động điều tiết đảm bảo an toàn hồ chứa trong trường hợp có mưa lớn kéo dài.

Các địa phương sẵn sàng phương án tiêu thoát nước, giảm ngập úng đối với diện tích sản xuất nông nghiệp (Ảnh minh họa). 

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 1, UBND TP Hải Phòng yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận, huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tăng cường thông tin, tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng chống bão; rà soát, sẵn sàng thực hiện các phương án, kế hoạch ứng phó với bão đã được phê duyệt. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản. Chủ động điều tiết nước phòng chống ngập úng, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp; sẵn sàng tiêu úng khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, công trình phòng chống thiên tai, các công trình đê điều, cống dưới đê đang thi công, các khu nhà cũ, yếu; sẵn sàng thực hiện xử lý các sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Căn cứ tình hình, diễn biến của bão chủ động rà soát, thực hiện sơ tán dân tại các khu vực trũng thấp có nguy cơ cao ngập sâu do mưa lớn, nước biển dâng. Chủ động kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đặc biệt các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình cao tầng, công trình ven biển, ven núi; các khu vực khai thác khoáng sản; các khu vực có nguy cơ sạt lở; các khu vực tập kết hàng hóa và khu vực tập kết contener; hệ thống truyền tải điện.

Tại tỉnh Hải Dương, các địa phương chủ động phương án tiêu úng, khơi thông dòng chảy để bảo vệ diện tích rau màu và lúa mới gieo cấy trước bão Talim. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi sát diễn biến thời tiết, huy động các lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu và có phương án phòng chống úng phù hợp, bảo đảm tiêu thoát nước kịp thời không để tình trạng ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến cây trồng. Đảm bảo an toàn công trình hồ đập, thủy lợi, đê điều; chú ý các trọng điểm công trình đê điều, các sự cố sạt lở bãi sông, bờ kênh trục Bắc Hưng Hải chưa được xử lý, các công trình còn đang thi công, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, chủ động khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu theo phương châm "4 tại chỗ".

Trước diễn biến bão số 1 có khả năng mưa to diện rộng và kéo dài, tình trạng ngập úng có thể xảy ra, ngành chức năng tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các địa phương đơn vị thủy nông và nông dân chủ động tiêu thoát nước đệm bảo đảm an toàn cho diện tích lúa, đặc biệt với các diện tích lúa gieo thẳng cần có biện pháp duy trì mực nước mặt ruộng phù hợp để khi có mưa không bị hư hại; khoanh vùng để tiêu úng khi có mưa lớn. Các địa phương có diện tích cây ăn quả đang khẩn trương hướng dẫn nông dân phòng, chống ngập úng cho diện tích rau màu, cây ăn quả, chằng chống cho toàn bộ diện tích chuối nhằm hạn chế đổ gãy. Tại các công trình đang thi công, lồng bè nuôi thả thủy sản trên sông cũng đang được người dân chằng buộc và sẵn sàng có phương án bảo vệ, tránh để xảy ra sự cố lớn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão...

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline