Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 02:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

An Giang cảnh báo 56 đoạn bờ sông có nguy cơ sạt lở

Thứ sáu, 10/05/2024 14:05

TMO - Tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh An Giang diễn biến phức tạp đòi hỏi địa phương này cần triển khai các giải pháp để ứng phó lâu dài, hạn chế thiệt hại đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.    

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) An Giang cho biết, trong tháng 11,12/2023 đơn vị đã tiến hành quan trắc và cảnh báo sạt lở đất bờ sông đợt 2 năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Đây là chương trình quan trắc định kỳ hằng năm nhằm đưa ra cảnh báo nguy cơ sạt lở trên các đoạn sông chính thuộc địa bàn tỉnh An Giang, phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và đề xuất giải pháp hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra. 

Sở TN&MT An Giang đã hoàn thành khảo sát, đo đạc thực địa, hiệu chỉnh, tính toán và phân tích số liệu các tuyến sông, kênh, rạch chính như: sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, sông Bình Di, sông Châu Đốc, sông Cái Vừng, kênh Xáng Tân An, rạch Ông Chưởng, rạch Cái Sắn... với tổng chiều dài 181.450 m. Qua tính toán đo đạc, quan trắc cảnh báo sạt lở, Sở TN&MT An Giang cảnh báo toàn tỉnh có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm. Trong đó có 1 đoạn ở mức độ bình thường, 49 đoạn ở mức độ nguy hiểm và 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm.

Tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh An Giang diễn biến phức tạp. 

Sở TN&MT An Giang khuyến cáo các địa phương, sở, ngành cần đặc biệt lưu ý 5 đoạn. Thứ nhất, đoạn sông Tiền chảy qua xã Phú An (huyện Phú Tân). Khu vực này có 1 nhà thờ, 5 nhà máy xay xát (2 nhà máy gần bến đò), ít nhà dân, chủ yếu là vườn tạp và đất canh tác hoa màu. Hiện, đường bờ chỉ cách Đường tỉnh 954 khoảng 20m, phía bờ đối diện đang bồi lắng.

Thứ hai, đoạn sông Hậu chảy qua xã Châu Phong (TX. Tân Châu) sạt lở mạnh hàng năm, đang đe dọa đường giao thông, chiều dài 6,9km, trong đó sạt lở mạnh thuộc ấp Vĩnh Tường 1 và Vĩnh Lợi 2 (dài 4,4km). Khu vực ngã ba sông Châu Đốc, dòng chảy có sự hợp lưu của sông Hậu và sông Châu Đốc, tạo dòng xoáy đào khoét đáy sông, hố sâu ở khu vực giữa sông (sâu -30m, dài 130m, rộng 70m). Dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra sạt lở bất ngờ với những mảng trượt lớn. Khu vực này đông dân cư, nơi giao nhau giữa Đường tỉnh 953 và Đường tỉnh 951.

Thứ ba, đoạn sông Hậu chảy qua xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú) có đáy sông sâu và gần Quốc lộ 91. Hình thái đáy sông cho thấy nguy cơ sạt lở rất cao và nguy hiểm: Chiều dài 2,3km, từ vàm kênh Cây Dương đến bến phà Năng Gù, trong đó trọng yếu tại khu vực Trường Tiểu học “A” Bình Mỹ (điểm 2). Thứ tư, đoạn sông Hậu, sông Vàm Nao chảy qua huyện Chợ Mới. Từ xã Kiến An đến chợ xã Mỹ Hội Đông dài 6km (điểm cuối là chùa Liên Hoa). Khu vực này nhiều nhà dân sống ven sông, cặp đường lộ giao thông. Thứ năm, đoạn sông Hậu chảy qua xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), khu vực ấp Mỹ Thuận và ấp Mỹ Khánh, dài 3,3km.Dọc theo khu vực này là lộ giao thông và nhà dân; phía bờ đối điện đang bồi lắng…

Theo phân tích của Sở TN&MT tỉnh An Giang, có nhiều nguyên nhân khiến cho nguy cơ sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh gia tăng. Bên cạnh các yếu tố như: diễn biến thời tiết bất thường, tác động của quá trình biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông Mekong gây thiếu bùn cát bồi lắng; yếu tố thủy lực, dòng chảy, hình thái dòng sông, cấu trúc địa chất bờ sông, vận động kiến tạo… còn có yếu tố do con người tại chỗ thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội như ghe tàu, khai thác cát quá mức, hoạt động xây dựng, vận tải 2 bên bờ sông...

Sở TN&MT An Giang đề xuất sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương cần thường xuyên theo dõi, khuyến cáo người dân thông báo ngay khi phát hiện dấu hiệu sạt lở; có giải pháp bảo vệ đường bờ tại khu vực đoạn cua cong; cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở; có kế hoạch đề xuất nạo vét khơi thông chỉnh trị dòng chảy hạn chế sạt lở, di dời người dân khỏi nơi xung yếu…

An Giang cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế thiệt hại do sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh. 

Sở NN&PTNT An Giang phối hợp các cơ quan nghiên cứu khoa học, đề xuất giải pháp công trình hợp lý, phù hợp. Sở GTVT An Giang tăng cường kiểm tra phương tiện và hoạt động giao thông thủy, bộ; phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tác động gây ra sạt lở bờ sông. Sở Xây dựng tham mưu chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về xây dựng, hỗ trợ địa phương xây dựng tiêu chí, quy chế quản lý xây dựng; thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh công tác quản lý nhà ở trên sông, kênh, rạch theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

UBND cấp huyện phối hợp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ, định hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, không để phát sinh, cải tạo gia tăng tải trọng nhà ở, công trình trên bờ sông, kênh, rạch trái phép. Thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cảnh báo người dân về sạt lở. Tăng cường thanh, kiểm tra việc khai thác cát sông trái phép, xử lý nghiêm sai phạm. Cần nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách ưu đãi để kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư cụm, tuyến dân cư, phòng tránh sạt lở lâu dài; tranh thủ vốn Trung ương để đầu tư cụm, tuyến dân cư cho khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm…

UBND tỉnh An Giang cho biết: An Giang có địa hình tương đối cao hơn một số tỉnh trong vùng ĐBSCL, hằng năm chịu tác động của lũ từ thượng nguồn đổ về từ tháng 6 đến tháng 11. An Giang có nền đất yếu, rất dễ bị xâm thực, bào mòn nhanh. Vì vậy, hằng năm tỉnh ghi nhận số vụ sạt lở đất bờ sông nhiều hơn một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL. UBND tỉnh đã yêu cầu các Sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện kế hoạch quan trắc, cảnh báo sạt lở đất bờ sông định kỳ 2 đợt/năm và quan trắc đột xuất nhằm cập nhật hiện trạng, nhận định diễn biến nguy cơ xảy ra sạt lở tại các đoạn sông được cảnh báo. Từ đó thông tin kịp thời đến các địa phương, người dân để có biện pháp ứng phó.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc khai thác cát sông trái phép; quản chặt việc khai thác cát, sỏi lòng sông tại những khu vực có nguy cơ gia tăng rủi ro sạt lở. Tỉnh cũng tranh thủ vốn Trung ương để đầu tư các cụm tuyến dân cư cho các khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm và tập trung rà soát, sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư sinh sống tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất để tránh gây thiệt hại về người và tài sản của người dân khi xảy ra sạt lở.

Năm 2023, trên địa bàn tỉnh An Giang xảy 129 vụ sạt lở, rạn nứt, sụp lún đất bờ sông, kênh, rạch với tổng chiều dài trên 6.760 m.  Qua thống kê, sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch gây thiệt hại về đất với số tiền gần 12,8 tỷ đồng. Trong năm 2023, An Giang còn xảy ra 2 vụ sạt lở đá núi trên địa bàn huyện Thoại Sơn và thị xã Tịnh Biên gây cản trở cho người dân và phương tiện đi lại trên núi, làm ảnh hưởng giao thông 1/2 mặt đường.

 

 

Lê Thủy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline