Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Phát triển thị trường sản phẩm tre, luồng

Thứ hai, 14/03/2022 15:03

TMO - Nắm bắt xu thế phát triển, thời gian qua, các địa phương và các cơ sở sản xuất, chế biến tre, luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tre, luồng, từng bước giảm sản phẩm thô và hướng tới sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tinh cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tre, luồng khoảng 78.000 ha, với sản lượng khoảng 193 triệu cây/năm. Các huyện có diện tích tre, luồng lớn, như: Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn, Bá Thước, Thường Xuân... Giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 570 tỷ đồng, chiếm 28,2% giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và giá trị xuất khẩu sản phẩm tre, luồng bình quân 2,17 triệu USD/năm.

Với diện tích trồng tre, luồng lớn tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng trong phát triển các sản phẩm tre, luồng xuất khẩu 

Trong đó, có khoảng 37 cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm từ tre, luồng là doanh nghiệp, hợp tác xã, với tổng công suất chế biến khoảng 200.000 tấn nguyên liệu/năm, chiếm 16,7% so với sản lượng khai thác luồng trung bình/năm của cả tỉnh và hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến là hộ gia đình. Sản phẩm sản xuất, chế biến chủ yếu là đũa, tăm, giấy vàng mã, nguyên liệu giấy, ván ép, nan thanh...  

Thông tin từ Hiệp hội tre, luồng tỉnh cho biết, hiện nay, các sản phẩm tre, luồng của tỉnh giá trị thấp, dẫn tới thu nhập của người dân trồng tre, luồng không ổn định. Phần lớn là các sản phẩm chế biến thô, quy mô các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh tre, luồng của tỉnh. Đến 80% sản phẩm tinh chế biến từ tre, luồng là đũa, còn lại là giấy vàng mã, vật gia dụng khác... nên chưa có thương hiệu riêng về các sản phẩm chế biến tinh từ tre, luồng.

Cơ sở chế biến tre, luồng tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước 

Vì vậy, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm từ tre, luồng cần tiếp cận thị trường nhiều hơn, tích cực đưa sản phẩm tre, luồng của tỉnh tham gia các festival, hội chợ triển lãm để quảng bá và phát triển “thương hiệu” tre, luồng Thanh Hóa. 

Nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tre, luồng của tỉnh, theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025 có 85% sản phẩm từ tre, luồng tiêu thụ trong nước, 15% xuất khẩu và đến năm 2030 có 75% sản phẩm từ tre, luồng tiêu thụ trong nước, 25% xuất khẩu. Các sản phẩm chế biến từ tre, luồng tiêu thụ nội địa chủ yếu là vật liệu xây dựng, hàng gia dụng (chiếu tre, tăm, mành, đũa, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, than hoạt tính), giấy, bột giấy... Đối với thị trường xuất khẩu, tập trung các sản phẩm ván ép tre luồng, than hoạt tính, hàng thủ công mỹ nghệ... sang thị trường các nước Mỹ, Nhật Bản, EU...

Mặt hàng thớt tre kháng khuẩn tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đủ điều kiện xuất khẩu 

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hóa cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chủ động và tích cực trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm tre, luồng. Nâng cao vai trò là cầu nối giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Trong đó, tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hoạt động kết nối cung cầu, hội chợ, triển lãm và tham gia các trang thương mại điện tử uy tín trong nước và quốc tế. Giới thiệu, thông tin các hoạt động này tới các cơ sở nắm bắt, tiếp cận, khai thác thông tin xúc tiến thương mại tạo cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác, nhà phân phối. Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất xây dựng, quảng bá hình ảnh các sản phẩm tre, luồng của tỉnh, chỉ dẫn địa lý tới thị trường trong nước, nước ngoài.

 

Thanh Hải

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline