Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/07/2025 21:07

Tin nóng

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

Thứ hai, 14/07/2025

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm mạnh

Thứ bảy, 31/05/2025 12:05

TMO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong tháng 4/2025, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp đã giảm mạnh.

Cụ thể, trong tháng 4/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam chỉ đạt hơn 86 triệu USD, giảm gần 1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tháng 4 chỉ đạt gần 15,8 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức gần như thấp nhất kể từ tháng 1/2023 trở lại đây.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp, những vướng mắc lớn liên quan đến quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác và quy định không được trộn lẫn nguyên liệu hải sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu khai thác trong nước trong cùng một lô hàng xuất khẩu đang ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt và xuất khẩu cá ngừ, đặc biệt là đối với sản phẩm cá ngừ đóng hộp. 

Theo các chuyên gia VASEP, xuất khẩu cá ngừ sang các một số thị trường chính trong tháng 4/2025 cũng đang sụt giảm. Tại thị trường Mỹ, sau khi nước này tạm hoãn áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam trong 90 ngày, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên đến thời điểm này các hoạt động xuất khẩu cũng đang chậm lại. Xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 4 chỉ đạt gần 36 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất khẩu cá ngừ vẫn đối diện với nhiều thách thức cần được tháo gỡ để nâng cao giá trị xuất khẩu (Ảnh minh họa). 

Cùng với đó, xuất khẩu sang khối thị trường Liên minh châu Âu (EU) cũng đang chậm lại, giá trị xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 4 chỉ tăng 11% so với cùng kỳ, đạt gần 21 triệu USD. Các thị trường Hà Lan, Italy và Đức vẫn là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.

Tại khu vực Trung Đông, những bất ổn về địa chính trị đang tác động lớn tới xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này. Cụ thể, xuất khẩu sang Israel tiếp tục giảm mạnh 57% trong tháng 4. Tính luỹ kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này giảm gần 62% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang Ả Rập Xê-út cũng không khả quan hơn, giảm 35%. Xuất khẩu sang Canada cũng đảo chiều giảm trong tháng 4, sau khi tăng trưởng cao trong 2 tháng. Xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt gần 3 triệu USD trong tháng 4, giảm 27% so với cùng kỳ.

Trước đó, năm 2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam ghi nhận bước tiến đáng kể với kim ngạch đạt 989 triệu USD, tăng 17% so với năm 2023, trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm hơn 39% tổng giá trị xuất khẩu. Các chuyên gia tại VASEP cho rằng, ngành cá ngừ cần sự đồng hành quyết liệt từ các cơ quan thẩm quyền và nhà quản lý ngành trong việc hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực giám sát và hỗ trợ ngư dân tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

Các giải pháp được đề xuất như rà soát, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi), soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài – đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và các loài di cư. Đồng thời có chiến lược xây dựng mô hình các doanh nghiệp lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển – không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.

Đối với doanh nghiệp, chuyên gia khuyến nghị cần được hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đồng thời đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đăng ký lựa chọn phương án lấy mẫu thẩm tra (theo lô hàng sản xuất hoặc lô hàng xuất khẩu) bằng cách cho doanh nghiệp lựa chọn khi gửi kế hoạch sản xuất kinh doanh (phụ thuộc quy mô nhà máy).../.

 

Lê Vân 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline