Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/07/2025 11:07

Tin nóng

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Chủ nhật, 20/07/2025

Thúc đẩy ngành hàng sầu riêng xuất khẩu chính ngạch

Thứ bảy, 19/07/2025 05:07

TMO - Nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu cho trái sầu riêng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nâng tầm các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị. Việc xây dựng hệ thống doanh nghiệp “luồng xanh” với vùng trồng và mã cơ sở đóng gói đạt chuẩn đang được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng từ phía đối tác nhập khẩu.

Đây là bước đi chiến lược giúp sầu riêng Đắk Lắk mở rộng kênh xuất khẩu chính ngạch, nhất là vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Để đưa trái sầu riêng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tỉnh Đắk Lắk xác định việc nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp địa phương là khâu trọng tâm.

Không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, tỉnh đang tập trung hoàn thiện toàn bộ chuỗi giá trị từ vùng trồng, thu hoạch, đóng gói đến kiểm dịch và logistics. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu được yêu cầu đáp ứng đầy đủ quy định về truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và sử dụng mã số vùng trồng hợp lệ.

Đồng thời, tỉnh hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp với hợp tác xã và nông hộ để hình thành vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng đồng đều theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Lắk cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và phổ biến quy định thị trường để doanh nghiệp kịp thời thích ứng.

 Qua đó, không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch, mà còn tạo nền tảng lâu dài cho sầu riêng Đắk Lắk thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính, nâng tầm thương hiệu trái cây Tây Nguyên trên bản đồ nông sản quốc tế. Đắk Lắk hiện có khoảng 41.000ha sầu riêng, với sản lượng dự kiến trong năm nay đạt khoảng 400.000 tấn – tăng mạnh so với các năm trước.

Sản lượng lớn đồng nghĩa với áp lực về kiểm soát chất lượng và đảm bảo đầu ra ổn định. Nhất là khi thị trường Trung Quốc – nơi tiêu thụ phần lớn sầu riêng của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đang siết chặt yêu cầu về kiểm định chất cấm vàng ô và tồn dư kim loại nặng cadimi. Dự kiến, sản lượng thu hoạch trong vụ mùa năm 2025 đạt khoảng 8.000–10.000 tấn và có thể tăng lên 50.000 tấn vào năm 2030. Với sản lượng lớn, các đơn vị  đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông dân.

Hiện nay, nhiều cơ sở đã triển khai gắn mã QR truy xuất nguồn gốc cho từng vườn cây trong các mã vùng trồng. Các đơn vị mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, cung cấp sản phẩm an toàn, sinh học, hữu cơ và có thể truy xuất nguồn gốc.

Đắk Lắk hướng tới phát triển ngành hàng sầu riêng chất lượng cao. (Ảnh minh hoạ). 

Để  phát triển sầu riêng bền vững và hướng tới xây dựng thương hiệu quốc gia, cần tập trung vào ba trụ cột chiến lược: Quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói; xây dựng chuỗi liên kết khép kín giữa nông dân, HTX, doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu, nhà khoa học và cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của việc xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp tham gia chuỗi “luồng xanh” trong xuất khẩu cũng rất thiết yếu. Bộ tiêu chí này sẽ giúp bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, giảm bớt khâu kiểm tra và rút ngắn thời gian thông quan.

Nâng chuẩn doanh nghiệp và xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ đang mở ra hướng đi bền vững cho ngành hàng sầu riêng tại Đắk Lắk. Không chỉ giúp trái sầu riêng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm, chiến lược này còn tạo điều kiện để sản phẩm vươn ra thị trường thế giới theo con đường chính ngạch, ổn định và hiệu quả hơn.

Đặc biệt, khi các doanh nghiệp trở thành “luồng xanh” – đáp ứng tiêu chí về vùng trồng, cơ sở đóng gói và năng lực xuất khẩu sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong kiểm tra, thông quan và mở rộng thêm nhiều cơ hội hợp tác quốc tế.

Đây cũng là cơ sở để Đắk Lắk thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất và quản lý chất lượng nông sản. Với sự đồng hành từ chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân, ngành sầu riêng tỉnh Đắk Lắk không chỉ tăng sản lượng xuất khẩu mà còn xây dựng được thương hiệu mạnh, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho cả vùng Tây Nguyên trong dài hạn.

 

Nguyễn Thế

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline