Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng

Thứ tư, 05/10/2022 04:10

TMO - Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên trong phát triển nông nghiệp, hình thành và định vị những nông sản chủ lực như: chè Shan tuyết, cam sành, mật ong bạc hà...

Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xây dựng và phát triển một số sản phẩm trở thành đặc sản của tỉnh, như: Cam sành, cây ăn quả ôn đới (lê, mận, hồng không hạt), chè Shan-tuyết, cây dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao (Già Dui, nếp Quảng Nguyên, Khẩu mang, gạo đỏ); bò Vàng vùng cao, lợn đen, gà lông xước, mật ong Bạc hà.

Tỉnh đã phê duyệt 10 chuỗi giá trị về cam, chè, thảo quả, lạc, lúa gạo, trâu bò, lợn, mật ong, cá đặc sản, gỗ. Một số sản phẩm bước đầu hình thành chuỗi giá trị như: Cam, chè Shan tuyết, lạc và mật ong bạc hà. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

Đối với cây chè, Hà Giang là địa phương có diện tích chè đứng thứ 2 cả nước với trên 20.500 ha, diện tích chè cho thu hoạch gần 18.300 ha, sản lượng hàng năm đạt 94.000 tấn, đặc biệt, cây chè Shan tuyết là cây trồng đặc sản của Hà Giang.

Tỉnh Hà Giang chú trọng nâng cao chất lượng sản xuất nông sản đặc trưng chè Shan tuyết. Ảnh: Thu Phương 

Thương hiệu “Chè Shan Tuyết Hà Giang” đã được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến, ưa chuộng do khai thác hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, chất lượng tốt, hương vị thơm đặc trưng và được chế biến thành nhiều dòng sản phẩm như: trà xanh, hồng trà, trà đen, bạch trà, cao trà… đã đạt được nhiều giải thưởng quốc tế, đạt chứng nhận sản phẩm hữu cơ tiêu chuẩn châu Âu và đã có mặt tại thị trường các nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ…  

Nhằm thúc đẩy và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm chè Shan tuyết Hà Giang, năm 2011, tỉnh bắt đầu thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cây chè Shan tuyết tại xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên trên diện tích khoảng 900ha. Đến nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh được chứng nhận theo các tiêu chuẩn GAP (VietGAP, hữu cơ) là 11.611ha/65 vùng/63 cơ sở, chiếm khoảng 61,25% diện tích chè toàn tỉnh.

Trong đó, diện tích chè VietGAP là 4.858,6ha, diện tích chè hữu cơ là 7.071ha. Năm 2022, tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững cây chè shan tuyết cổ thụ trên địa bàn tỉnh. Đề tài thực hiện điều tra và xác định được 100 cây chè cổ thụ đầu dòng. 

Đối với cây cam sành, UBND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với quan điểm tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển cây cam sành gắn với phát triển nông nghiệp hàng hóa đặc trưng nâng cao đời sống, thu nhập, tạo việc làm cho người dân.

Tỉnh Hà Giang tăng cường quảng bá sản phẩm cam sành của địa phương. 

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 04, tỉnh đã bố trí trên 17,5 tỷ đồng hỗ trợ 141 hộ vay vốn cải tạo, nâng cao chất lượng trên 250 ha cam ở 3 huyện Bắc Quang (159,8 ha), Quang Bình (80 ha), Vị Xuyên (11,5 ha); hỗ trợ 320 triệu đồng thực hiện bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật; hỗ trợ cước vận chuyển cam bán ra ngoài tỉnh trên 3.000 tấn; tổ chức thẩm định hỗ trợ xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến cam tại Bắc Quang…

Ngành chăn nuôi của tỉnh chủ yếu quảng canh, quy mô nông hộ, vì vậy các sản phẩm bò vàng, lợn đen, gia cầm địa phương, mật ong Bạc Hà là những sản phẩm đặc thù có chất lượng cao, có lợi thế của tỉnh. Các trung tâm nghiên cứu khoa học chủ động phục tráng và bảo tồn các nguồn gen quý, cung ứng giống tốt cho các hộ dân có nhu cầu ở địa phương. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng và chế biến sản phẩm.

Do đó, sản phẩm bò vàng được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho 6 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần). Chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc cho 4 huyện Cao nguyên đá. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất mật ong.

Mật ong bạc hà trở thành đặc sản tại khu vực cao nguyên đá. Ảnh: NT 

Để nâng tầm giá trị nông sản đặc trưng, một trong những giải pháp quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 17 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025” được tỉnh xác định đó là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hàm lượng khoa học đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị.

Đồng thời, tập trung bảo tồn, phục tráng các nguồn gen quý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất giống để cung ứng các giống tốt, chất lượng cao cho tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh; nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Áp dụng tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, hữu cơ và các tiêu chuẩn xuất khẩu); gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng công nghệ số, sàn giao dịch điện tử, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. 

Tỉnh chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Ưu tiên các đề tài ứng dụng, dự án liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng các công nghệ, thiết bị chế biến sâu, nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ lương thực, rau quả và các chế phẩm, phụ phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp. 

Để nông sản Hà Giang có thể tiếp cận được với những thị trường khó tính và nâng cao giá trị, trong niên vụ 2021 - 2022, tỉnh Hà Giang đã cấp 4,8 triệu tem truy xuất cho sản phẩm cam; tạo 27 mã QR code cho sản phẩm cam, mật ong, thảo quả, cơm cháy, chè, gà đen, thịt lợn treo, củ cải sấy cho 17 HTX, hộ sản xuất..

Ngành khoa học công nghệ tỉnh cũng phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức 11 lớp tập huấn duy trì và đánh giá nội bộ quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho các đơn vị áp dụng trên địa bàn tỉnh; thẩm định, cấp gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc cho sản phẩm mật ong bạc hà…

 

 

 

Hoàng Dương 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline