Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Khu rừng nguyên sinh hiếm hoi giữa đồng bằng

Thứ tư, 05/01/2022 14:01

TMO - Cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi chừng 20 km về hướng Đông Bắc, khu rừng nguyên sinh hiếm hoi ở giữa vùng đồng bằng, tồn tại hàng trăm năm qua, ít người ngoài biết đến. Đó chính là rừng An Tráng, tại xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Làng An Tráng nằm cách núi Thình Thình (cao nhất huyện Bình Sơn) chừng 3 km, được bao bọc bởi những cánh rừng xanh bạt ngàn. Cánh rừng bạt ngàn tại địa phương được xem là báu vật xanh của làng. Khu rừng có nhiều loài cây giá trị như mít nài, vĩnh, trâm, quăng, chò, cầy, sến...; có cây đã 200-300 năm tuổi, với vô vàn hình thù độc đáo, kỳ quái...

Những thân cổ thụ có tuổi đời lên tới vài trăm năm tuổi, nhiều cây 6-7 người ôm không xuể, dưới tán cổ thụ, cây dại và dây leo mọc chằng chịt.

Theo người dân trong làng, dù rừng An Tráng sở hữu rất nhiều cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nhưng người dân trong làng tuyệt nhiên không xâm phạm bất kỳ thân cây nào của rừng. Bởi tất cả đã được quy định trong Hương ước, người làng chỉ được phép lấy củi khô chứ không được đốn cây, chặt phá. Nếu ai vi phạm, sẽ bị tịch thu gỗ, bị phạt tiền. Còn tái phạm, sẽ bị trục xuất khỏi làng. Vì thế, Qua mấy trăm năm, cánh rừng tại làng vẫn trù phú, không hề hấn trước phong ba bão táp.

Ông Nguyễn Hữu Tín, Hạt Kiểm lâm huyện Bình Sơn, phụ trách công tác bảo vệ rừng ở xã Bình Tân Phú: cho biết phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Bình Tân Phú đều được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Mỗi xóm có khoảng 8 thành viên thường xuyên tham gia bảo vệ rừng. Nhờ có người dân ở các thôn đồng lòng chung sức bảo vệ nên những cánh rừng ở đây mới được gìn giữ đến ngày nay và ngày càng thêm xanh.

Trước đây, trong thời kháng chiến chống Mỹ, khu rừng tại làng An Tráng là căn cứ cách mạng huyện Đông Sơn, cán bộ cách mạng ở 9 xã khu Đông huyện Sơn Tịnh ẩn náu hoạt động tại đây. Năm 2011, căn cứ huyện Đông Sơn - rừng An Tráng đã được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline