Hotline: 0941068156

Thứ hai, 16/12/2024 08:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Thứ hai, 16/12/2024

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 15/12/2024 21:12

TMO - Cây Đa Tía trên 120 tuổi tại đình làng thôn Nội Chế, xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã chính thức được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Sáng ngày 15 tháng 12 năm 2024, trong không khí trang nghiêm và phấn khởi, nhân dân thôn Nội Chế, xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa Tía tọa lạc trong khuôn viên đình làng. Sự kiện này trùng hợp với dịp kỷ niệm 10 năm ngày đình làng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản cho lãnh đạo địa phương.

Tới tham dự buổi lễ, có sự góp mặt của ông Nguyễn Hải Dũng, tỉnh Ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Nam Định; GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Hiếu Nhuệ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; PGS.TS, Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam; cùng với các Đại biểu đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ; các ban, ngành đoàn thể, chức sắc tôn giáo; và đông đảo nhân dân.

Trong bài phát biểu của mình, GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Hiếu Nhuệ đã nhấn mạnh việc cây Đa Tía tại đình làng thôn Nội Chế được công nhận không chỉ là một thành quả của phong trào bảo tồn Cây Di sản mà còn là minh chứng sinh động cho tình yêu thiên nhiên, lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước của người dân địa phương. Ông tin rằng, sự kiện này sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho cộng đồng chung tay bảo vệ và phát huy giá trị của những cây di sản khác.

Ông Mai Văn Duyên, Phó Chủ tịch xã Hợp Hưng khẳng định, cây Đa Tía là một tài sản tinh thần quý báu của địa phương, cần được chăm sóc, bảo vệ bằng mọi giá. Ông kêu gọi sự chung tay của các cấp chính quyền, các nhà khoa học và toàn thể cộng đồng để xây dựng một kế hoạch bảo tồn hiệu quả.

Các vị lãnh đạo cùng người dân vui mừng đón nhận Cây Di sản tại địa phương.

Đồng thời, Phó Chủ tịch xã Hợp Hưng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các cơ quan chức năng, đặc biệt là Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, những người đã không ngừng nỗ lực để bảo vệ và phát huy giá trị của Cây Di sản, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa của đất nước.

Cây Đa Tía có tuổi đời trên 120 năm tại đình làng thôn Nội Chế được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Được biết, cây Đa Tía (tên khoa học là Ficus benghanensis L.) tại đình làng thôn Nội Chế có tuổi đời trên 120 năm. Cây có bề rộng, thân và cành thuộc loại cây gỗ lớn. Chu vi tại gốc với vị trí cao 1,3 m là 4,5 m; đường kính 1,6 m; chiều cao vút ngọn 25 m; chiều cao dưới cành 7,2 m; đường kính tán trung bình 300 m; cây được xây nấm bằng gạch với diện tích 50 m2.

Theo truyền khẩu của nhân dân trong thôn, cụ Hoàng Văn Bộc (không rõ năm sinh) khi đó là Thủ từ Đình - Phủ làng Nội Chế, là người trực tiếp trồng cây Đa Tía ở phía trước Đình coi như tán lọng che ngôi Đình - Phủ làng. Hiện nay, gần cây có di tích đình làng, phủ mẫu, nhà thờ tổ, khu văn bia và chùa làng.

Cây Đa Tía tại thôn Nội Chế không chỉ là một biểu tượng thiên nhiên mà còn là nơi linh thiêng, được người dân tôn thờ. Hàng năm, vào các dịp lễ tết, dân làng đều thành kính dâng lễ, cầu mong thần linh ban phước lành cho cả dân làng.

Việc cây Đa Tía tại đình thôn Nội Chế được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam là một dấu mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa của quê hương. Với tuổi đời hàng trăm năm, cây Đa Tía như một nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao thăng trầm của làng quê. Sự công nhận này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương./.

 

Xuân Thành - Hương Lam

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline