Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 09:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ sáu, 27/12/2024 07:12

TMO - Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội có 04 nội dung do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu đã được thống nhất thông qua với tỷ lệ tán thành cao, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản và Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Theo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua 18 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu về 10 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác. Trong các nội dung trình Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì soạn thảo 04 nội dung có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Việc thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa; Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở Thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đã được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, khơi thông phát triển các địa phương trong thời gian tới.

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội thông qua nhiều dự thảo Luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 25/12, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, năm 2024 đánh dấu những thành tựu quan trọng trong xây dựng chính sách, pháp luật đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung và lĩnh vực đất đai, lĩnh vực địa chất và khoáng sản nói riêng. Trong 02 kỳ họp thường lệ và 04 kỳ họp bất thường của Quốc hội diễn ra năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì tham mưu chuẩn bị 07 nội dung. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 8 đã có 04 nội dung do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu đã được Quốc hội thống nhất thông qua với tỷ lệ tán thành cao, trong đó có 03 văn bản quy phạm pháp luật (Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024; Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất).

Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời, thống nhất của các cấp có thẩm quyền, Lãnh đạo Quốc hội, Lãnh đạo Chính phủ trong suốt quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa trong từng nhiệm vụ, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan, trong đó có sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với tư cách là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội, nhất là cơ quan được giao chủ trì thẩm tra có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai và hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Ảnh minh họa.

Theo đó, về cơ bản, công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tài nguyên và môi trường thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chung.

Các cơ quan đã chủ động phối hợp từ khâu xây dựng, tham mưu chính sách cho đến việc thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các luật, nghị quyết trên nguyên tắc bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp luật, ý kiến kết luận chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Việc phối hợp hiệu quả, linh hoạt, nhưng bảo đảm đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ, Nội quy kỳ họp Quốc hội; thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để bảo đảm thống nhất, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và khẩn trương, kịp thời trong xử lý các vấn đề phát sinh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để chuẩn bị tốt hơn các hồ sơ, tài liệu, đáp ứng yêu cầu về thời gian, tiến độ, phục vụ các cơ quan của Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham gia ý kiến và quyết nghị thông qua. Trước mắt là phối hợp triển khai các nhiệm vụ để phục vụ cuộc giám sát tối cao của Quốc hội về thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành ngay trong năm 2025.

Tại Hội nghị này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, từ đầu năm 2024 nói chung và tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV nói riêng, công tác phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan của Quốc hội đặc biệt là cơ quan trực tiếp chủ trì thẩm tra trong lĩnh tài nguyên và môi trường đã được tiến hành chặt chẽ với tinh thần “từ sớm từ xa”, cầu thị và kỹ lưỡng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở đánh giá quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận nỗ lực của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, công tác phối hợp hiệu quả giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Ủy ban. Đồng thời, biểu dương các tập thể, cá nhân đã có đóng góp tích cực trong quá trình triển khai nhiệm vụ; đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết; ghi nhận sự nỗ lực, khẩn trương và nghiêm túc của các đơn vị thẩm tra, các nhóm tham mưu, phục vụ tại Kỳ họp thứ 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương tham mưu Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành để bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả, khả thi trong thời gian tới…/.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline