Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 13:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/01/2025 15:01

TMO - Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam kết hợp với UBND thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) đã long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây thiên tuế 200 năm tuổi tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.

Cây thiên tuế (hay còn gọi là cây vạn tuế) cao 6m, tán rộng 6m, gốc cây chu vi hơn 4m, được xác định có tuổi đời khoảng 200 năm. Phần thân từ gốc cao đến 2m chỉ một nhánh, từ 2m trở lên cây chia làm 2 nhánh, từ 2 nhánh này phân thành 10 ngọn, chu vi mỗi ngọn từ 0,5 - 0,8m.

Cây thiên tuế cao 6m, tán rộng 6m.

Theo các cụ cao niên, cây đã hiện diện trong khuôn viên đình trước lần trùng tu đầu tiên vào năm 1911, khi đó đã ngoài 100 tuổi. Đặc biệt, cây phát triển xanh tốt, không sâu bệnh, và hằng năm trổ bông vào mùa Xuân, tạo thêm vẻ linh thiêng cho đình Phú Nhuận – di tích lịch sử cấp tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Công Thuận, đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nhấn mạnh, với hình dáng mạnh mẽ, sức sống bền bỉ, cây thiên tuế không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt Nam, tượng trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng và may mắn.

PGS.TS. Nguyễn Công Thuận (thứ 2 từ trái sang), đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định, Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Lãnh đạo UBND thành phố Bến Tre, cho biết, việc công nhận cây thiên tuế là Cây Di sản Việt Nam sẽ tạo điều kiện bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình Phú Nhuận, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển du lịch xanh, bền vững. Đây cũng là một bước đi quan trọng trong chiến lược đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo các cao niên trong khu vực cho biết, đình Phú Nhuận có tuổi đời hơn trăm năm, tọa lạc trên khuôn viên diện tích 20.000m2, diện tích xây dựng 432m2. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đây là nơi hội họp của cách mạng và nhân dân.

Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Cây thiên tuế Di sản.

Như vậy, tính đến nay, tỉnh Bến Tre đã có 6 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, trong đó nổi bật là cây bạch mai cổ thụ trên 300 tuổi tại đình Phú Tự (xã Phú Hưng) và cây thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận).

Sự kiện vinh danh cây thiên tuế đình Phú Nhuận là Cây Di sản Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cấp tỉnh đình Phú Nhuận nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre nói chung. Qua đó, góp phần giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau, ca ngợi, tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công trồng và lưu giữ, bảo tồn những loài cây quý.

 

 

Thu Phương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline