Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 20:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Nét độc đáo trong lễ cúng no đủ của đồng bào Ê Đê

Chủ nhật, 12/01/2025 06:01

TMO - Thông qua nghi lễ cúng no đủ, người Ê Đê ở khu vực Tây Nguyên không chỉ cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, rẫy nương tươi tốt, mùa màng bội thu, mà còn cho thấy sự độc đáo trong các nghi lễ tín ngưỡng của cộng đồng, làng bản.

Đồng bào dân Ê Đê tại khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn lưu giữ nhiều phong tục tập quán và lễ hội đa sắc màu. Những làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống ở đây rất độc đáo, thường ca ngợi tình yêu đôi lứa và giáo dục những giá trị về cuộc sống gia đình, xã hội.

Đối với lễ cúng no đủ, mặc dù là nghi lễ độc đáo, tuy nhiên một thời gian dài trước đây, lễ cúng no đủ dường như bị lãng quên. Ðể bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng, buôn làng, được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, đồng bào Ê Ðê ở buôn Sút M’drang, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Ðắk Lắk đã khôi phục lại nghi lễ độc đáo này.

Nhà sàn và kho lúa được người dân dựng tượng trưng trong lễ cúng no đủ. 

Trước khi diễn ra lễ cúng, bà con trong buôn cùng nhau chặt tre dựng nhà sàn, kho lúa tượng trưng trên khoảng đất làm lễ. Xung quanh khu vực tổ chức lễ cúng còn có 10 chuông gió báo hiệu cho người dân trong buôn về dự lễ và xua đuổi những điều không may mắn. Bên cạnh đó còn có những chiếc khiên, dao để xua đuổi tà ma. Theo truyền thống của đồng bào Ê Ðê, nghi lễ cúng no đủ thường được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6 hằng năm.

Theo chia sẻ của già làng ở xã Cư Suê, để tổ chức lễ cúng no đủ, trước hết người dân trong buôn phải chọn một khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần cây cổ thụ có nhiều tổ ong. Bởi đồng bào Ê Ðê quan niệm, khoảng đất có đủ tiêu chí như thế là nơi đất lành.

Lễ vật của lễ cúng no đủ.

Về lễ vật gồm có: Hai con heo, trong đó một heo trắng khỏe mạnh, năm con gà trống, ba ché rượu cần, 20 vòng đồng, ba chuỗi hạt, ba chén đồng, một cây chuối tươi, một cột lễ, hai tượng biểu trưng cho thần thiện và thần ác, tượng heo rừng, sóc, chuột, mõ đuổi chim…Ðáng chú ý là các ché rượu cần để phục vụ lễ cúng tuyệt đối không được mua bên ngoài mà phải do chính người dân trong buôn trực tiếp làm ra.

Bên cạnh đó, người Ê Ðê rất coi trọng việc làm kho đựng lúa, vì kho đựng lúa không chỉ là nơi gìn giữ tài sản của gia đình mà còn tượng trưng cho sự no đủ. Trong lúc thực hiện lễ cúng, cấm kỵ mọi người không được ra vào khu vực cúng, trừ già làng và thầy cúng.

Nghi lễ cúng no đủ cầu cho người dân trong buôn luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo phong tục, trước đây, trong lúc diễn ra nghi lễ cúng no đủ thì mọi người dân trong buôn phải buộc chỉ tay vào nhau và tuyệt đối không được đi ra ngoài buôn. Người dân ở buôn khác không được phép vào bên trong. Nếu chẳng may, ai lỡ đi vào buôn đang tổ chức lễ no đủ thì sẽ bị giữ lại cho đến khi nghi lễ kết thúc mới được ra khỏi buôn.

Nghi lễ cúng no đủ ngoài việc cầu cho người dân trong buôn luôn có cuộc sống no đủ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào thì nghi lễ còn mong ước cho sự đoàn kết, gắn bó của người dân trong buôn làng. Chính vì vậy, khi được thông báo phục dựng Lễ cúng no đủ, bà con trong buôn ai cũng hân hoan chờ đợi, chuẩn bị những bộ áo quần thổ cẩm truyền thống thật đẹp để đến dự.

Thông qua lễ cúng no đủ đó, già làng, người có uy tín trong buôn giáo dục thế hệ trẻ luôn nêu cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không nghe, không tin và không làm theo xúi giục của kẻ xấu. Việc phục dựng lễ cúng no đủ còn là dịp để dạy cho các thế hệ trẻ nêu cao ý thức bảo vệ rừng, tài nguyên xung quanh mình. Đồng thời, khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình trong thế hệ trẻ các buôn làng.

 

 

Lê Minh (ảnh: LH)

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline