Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/01/2025 13:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/01/2025

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thứ tư, 01/01/2025 19:01

TMO – 2024 tiếp tục được xác định là năm thành công của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) với loạt hoạt động mang nhiều ý nghĩa, để lại nhiều dấu ấn. Những hoạt động này đã nêu bật và tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường bình chọn và trân trọng gửi đến bạn đọc 10 hoạt động, sự kiện nổi bật của VACNE trong năm 2024.

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 chính thức được phát động từ tháng 3 đến tháng 9/2024. Cuộc thi đã nhận được hơn 400 tác phẩm của các tác giả đến từ khắp cả nước. Sau nhiều vòng thi, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn 25 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, bao gồm: 3 giải A, 7 giải B và 15 giải C; với tổng giải thưởng (tiền mặt) lên đến gần 100.000.000 đồng. Lễ công bố, trao giải được tổ chức long trọng hôm 26/11.

Góp ý sửa đổi Thông tư về ứng phó biến đổi khí hậu

Sáng 2/7, tại Hội thảo góp ý sửa đổi Thông tư 01/2022/TT-BTNMT, GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) đề nghị chỉnh sửa tên văn bản để tránh nhầm lẫn về nội dung “Luật Bảo vệ Môi trường về ứng phó biến đổi khí hậu”. Ông nhấn mạnh cần làm rõ khái niệm "ứng phó với biến đổi khí hậu", bao gồm cả thích ứng và giảm phát thải, đồng thời bổ sung hướng dẫn phát triển năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Giáo sư cũng đề xuất thêm một chương về thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể hóa phương pháp đánh giá tác động, và khuyến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm xác nhận kết quả kiểm kê khí nhà kính, kèm cơ chế khuyến khích giảm phát thải.

Đề xuất giải pháp giảm CO2 hướng tới mục tiêu Netzero

Hội thảo "Đánh giá tác động và việc Giảm CO2" được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc vào ngày 24-25/10/2024. Hội thảo do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Hội Đánh giá môi trường Hàn Quốc tổ chức. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu từ Hàn Quốc và Việt Nam. Năm bài báo cáo trong Hội thảo đến từ Việt Nam, tập trung vào các vấn đề môi trường và giảm phát thải CO2, cải thiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và chiến lược phát triển môi trường (SEA) hướng tới mục tiêu Netzero tại Việt Nam. Hội thảo cũng trưng bày các sản phẩm liên quan từ các đơn vị Hàn Quốc.

 Hoàn thiện đề cương cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh”

Ngày 24/9, các tác giả biên soạn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” đã thảo luận và thống nhất bản dự thảo đề cương chi tiết cho ấn phẩm. Cuốn sách dự kiến dày 600 trang, gồm ba phần: phần I đề cập về cơ sở lý luận, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, cùng kết luận và kiến nghị; phần II tập trung vào “chuyển đổi xanh” với các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, biển đảo và năng lượng mới; phần III đề xuất chính sách, thúc đẩy giám sát tài nguyên bằng công nghệ, chuyển đổi số và tăng cường vai trò cộng đồng, doanh nghiệp.

Hợp tác VACNE - GAHP giảm thiểu đốt ngoài trời và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức hội thảo đánh giá cuối kỳ cho dự án "Giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học tại Việt Nam". Dự án nhận được sự hỗ trợ từ 25 tổ chức và quy tụ 150 chuyên gia, sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để xác định các khu vực bị đốt lộ thiên. PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Dự án, đã tổng kết các mục tiêu và giải pháp bền vững. Hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp, bao gồm đào tạo nông dân, nghiên cứu vi sinh và thay thế việc đốt lộ thiên. Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đại diện GAHP, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng kết quả nghiên cứu và việc hỗ trợ tài chính để phát triển nông nghiệp bền vững.

Ra mắt Kênh thông tin trên nền tảng Youtube

Ngày 18/5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chính thức ra mắt kênh YouTube mới: “vacnegogreen” nhằm tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.  Kênh thông tin không chỉ phản ánh các hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam mà còn chia sẻ những ý kiến tư vấn từ các chuyên gia và ghi nhận những sáng kiến bảo vệ môi trường từ cộng đồng. Đồng thời, sẽ phối hợp chặt chẽ với các nền tảng truyền thông khác của Hội như: Website, Facebook, Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường để nâng cao hiệu quả tuyên truyền và thúc đẩy phát triển bền vững.

2 quần thể cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

2 quần thể cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam trong năm 2024 là quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ hơn 100 năm tuổi ở Bản Ôn, thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Lễ đón bằng công nhận được địa phương tổ chức ngày 20/4) và quần thể 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh). Lễ đón bằng công nhận được tổ chức hôm 22/12. Trong số 156 Cây Di sản này, có những cây quý hiếm như trâm vỏ đỏ hơn 300 năm tuổi và trai lý 500 năm tuổi. Đây là những cây có giá trị đặc biệt về sinh học và văn hóa, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển du lịch địa phương. Tính đến cuối năm 2024, ngoài 2 quần thể cây cổ thụ nêu trên, hàng trăm cây cổ thụ khác trên cả nước cũng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản trong năm 2024.

Hội nghị Ban Chấp hành năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam năm 2024 được tổ chức sáng ngày 26/11 tại Hà Nội. Tại Hội nghị, PGS.TS Lê Văn Thăng -  Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, báo cáo các thành tựu nổi bật trong năm 2024 và phương hướng, kế hoạch hoạt động năm 2025.

Tổng kết Chương trình “Vì Môi Trường Xanh Quốc Gia 2024”

Ngày 29/12, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024” tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình năm nay đánh dấu sự thành công của hàng loạt hoạt động sôi nổi từ tháng 4, với sự tham gia của hàng nghìn người trong các chiến dịch như diễu hành bảo vệ môi trường, dọn dẹp điểm nóng ô nhiễm và đổi rác lấy cây. Đồng thời, phát động chiến dịch trồng “Triệu cây xanh vì môi trường Quốc gia”.

Tập huấn giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương

Ngày 10/11-12/11, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) và WWF-Việt Nam tổ chức lớp tập huấn cho gần 60 giáo viên và cán bộ ngành giáo dục vùng duyên hải Bắc Bộ về giáo dục môi trường và giảm rác thải nhựa đại dương. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý rác thải nhựa đến năm 2030. Lớp tập huấn bao gồm 4 chuyên đề chính: giáo dục bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa, mô hình trường học xanh không rác thải, công cụ giảng dạy và các hoạt động với học sinh, cùng chương trình thực địa.

Nỗ lực, sớm hoành thành mục tiêu, kế hoạch năm 2025

Với thành quả đạt được trong năm 2024, năm 2025, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể: Tiếp tục giữ vững và phát triển tổ chức hội, đảm bảo các Ban, Hội đồng, Văn phòng, đơn vị trực thuộc, hội thành viên hoạt động hiệu quả; Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, góp ý, phản biện xã hội về tài nguyên thiên nhiên, môi trường; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục (tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường); Hỗ trợ tư vấn, xây dựng dự án, đề án, chương trình, mô hình xanh (bảo vệ môi trường), chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu; Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình vinh danh, bảo tồn cây cổ thụ (Cây Di sản Việt Nam) và ra mắt cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh”./.

 

 

TMO

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline