Hotline: 0941068156

Thứ ba, 24/12/2024 00:12

Tin nóng

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

Thứ ba, 24/12/2024

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Thứ hai, 23/12/2024 16:12

TMO - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam mới đây đã trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (thuộc xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).

Theo đó, vào sáng 22/12, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long, cùng chính quyền và người dân tại xã đảo Minh Châu (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định và đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 156 cây cổ thụ tại địa phận Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

Lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (đứng giữa - áo vest sáng màu) dự Lễ công bố Cây Di sản Việt Nam. 

Tham dự buổi Lễ, có Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đồng thời trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

Ngoài ra còn có sự hiện diện của các vị Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh như Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Lãnh đạo Ban quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long… cùng đông đảo người dân sinh sống trong khu vực.

Tại các quyết định số 443/QĐ-HMTg, số 444/QĐ-HMTg ngày 16/12/2024, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận: Quần thể 150 cây trâm mốc trên đảo Minh Châu, 3 cây trâm vỏ đỏ tại tiểu khu 201 đảo Ba Mùn, 3 cây trai lý tại tiểu khu 201 đảo Máng Hà Nam là Cây Di sản Việt Nam.

Các đại biểu tham gia khánh thành văn bia Cây Di sản.

Đặc biệt, thông tin từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long, 3 cây trâm vỏ đỏ có niên đại hơn 300 năm sống trên đảo núi đất, trong khi 3 cây trai lý cổ niên đại khoảng 500 năm tuổi sống trên đảo núi đá. Tại  khu vực đảo Minh Châu thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long hiện còn đang bảo tồn được quần thể rừng cây trâm mốc cổ thụ, gồm 272 cây tuổi thọ từ 150 năm trở lên và trên 2.000 cây dưới 150 năm. Trong đó, 150 cây cổ thụ, đáp ứng đủ các tiêu chí đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Như vậy, tính tới nay, Vườn quốc gia Bái Tử Long này hiện có 156 cây di sản Việt Nam, gồm 3 cây trâm vỏ đỏ, 3 cây trai lý và quần thể 150 cây trâm mốc.

Được biết, Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong địa giới hành chính 3 xã: Minh Châu, Vạn Yên, Hạ Long (huyện Vân Đồn); được thành lập tại Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn. Vườn có tổng diện tích 15.783ha, trong đó có 6.125ha các đảo nổi, 9.658ha mặt nước biển, trên 80 hòn đảo lớn, nhỏ. Nơi đây sở hữu giá trị đa dạng sinh học cao và cảnh quan vô cùng đặc sắc.

Các đại biểu tham quan rừng trâm mốc trên đảo Minh Châu.

Cho đến nay ghi nhận sự xuất hiện của 2.415 loài sinh vật, gồm 1.195 loài động thực vật rừng, 1.220 loài sinh vật biển. Trong đó có 106 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam, Danh mục đỏ Thế giới. Bên cạnh đó, Động vật hoang dã là một trong những giá trị hoang sơ tồn tại và phát triển tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. Lớp thú có 24 loài thuộc 13 họ, 6 bộ; lớp chim có 71 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; lớp lưỡng cư có 15 loài thuộc 1 họ, 1 bộ; lớp bò sát có 33 loài thuộc 12 họ, 2 bộ; côn trùng bộ cánh phấn có 120 loài, thuộc 8 họ. Nằm trong Sách đỏ có: Bồ câu nâu, báo gấm, báo lửa, sơn dương, rái cá, rùa hộp ba vạch, tắc kè, kỳ đà hoa, trăn đất…Đặc biệt, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã công nhận Vườn quốc gia Bái Tử Long trở thành Công viên ASEAN thứ 38 trong khu vực.

Trước đó, tỉnh Quảng Ninh đã có 162 cây cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản. Đây cũng là thành quả từ nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững. Việc công nhận Cây Di sản nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ cây cổ thụ, bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng dân cư; đóng góp cho tiềm năng du lịch, quảng bá hình ảnh của địa phương nơi có Cây Di sản.

 

 

THU PHƯƠNG 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline