Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 20:06

Tin nóng

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Thứ sáu, 20/06/2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/01/2025 16:01

TMO - Sáng 13/1 Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp và xét duyệt thêm 15 cây cổ thụ tại 6 tỉnh/thành phố đủ điều kiện được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Trong đó tỉnh Kiên Giang có số lượng cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản nhiều nhất trong đợt xét duyệt này.

Theo đó, dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp phiên đầu tiên của năm 2025, xét công nhận 15 cây cổ thụ (trong đó có 3 loài cây mới) tại 6 tỉnh/ thành phố, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản. Cụ thể gồm có 06 cây cổ thụ ở Vườn quốc gia Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); 04 cây ở khu vực ngoại thành Hà Nội; 02 cây ở thị xã Việt Yên (Bắc Giang) và 03 cây ở thành phố Lào Cai. Ngoài ra tại Tp. Hải Phòng và tỉnh Quảng Nam mỗi nơi có 01 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tại tỉnh Kiên Giang, trong số những cây ở Vườn quốc gia Phú Quốc được xét, công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam lần này, có 02 cây trai Nam Bộ hơn 600 năm, với chu vi thân gần 7m ở Xóm Mới, xã Bãi Thơm và 02 cây kiền kiền Phú Quốc hơn 200 năm ở Rạch Vẹm, xã Gành Dầu.

Đây là hai loài thực vật mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam. Tại khu Rạch Vẹm xã Gành Dầu còn có 02 cây kơ nia hơn 800 năm được Hội đồng Cây Di sản công nhận đủ tiêu chuẩn Cây Di sản Việt Nam. Nhờ đó đã đưa tỉnh Kiên Giang lên vị trí thứ 58, trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có Cây Di sản Việt Nam.

Tại TP. Hà Nội, cây ruối hơn 200 năm ở đền thờ Nam Tào, Quán Quạ và 03 cây muỗm gần 300 năm, đứng trước cửa đình thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ở thôn Hạ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đều được tất cả các thành viên Hội đồng Cây Di sản công nhận đạt tiêu chí Cây Di sản Việt Nam.

Tuy nhiên, Hội đồng Cây Di sản yêu cầu cộng đồng địa phương phải mở rộng không gian sống cho cây, trước khi Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ra Quyết định.

Hội đồng Cây Di sản Việt Nam họp xét duyệt công nhận Cây Di sản trong sáng 13/1.

Tại tỉnh Bắc Giang cây sanh và cây đại gần 300 năm, của xã Thượng Lan, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cũng đạt tiêu chí Cây Di sản Việt Nam. Tuy nhiên địa phương cũng phải mở rộng không gian sống cho cây, trước khi nhận Quyết định công nhận danh hiệu này của Chủ tịch Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Tại tỉnh Quảng Nam, cây găng néo có tuổi đời hơn 500 năm; chu vi thân 12m, trong khuôn viên lăng Cô Bác Đầu Gành thuộc thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) và cây đa gần 250 năm ở thôn Tòng Xành, xã Cốc San, thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cũng được được tất cả các thành viên Hội đồng Cây Di sản nhất trí công nhận đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam trong đợt xét lần này.

Sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam không chỉ góp phần giáo dục cho cộng đồng biết trân quý những giá trị lịch sử, mà còn là bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học góp phần phát huy tinh thần trách nhiệm, chung tay gìn giữ, bảo tồn, chăm sóc Cây Di sản và xây dựng không gian sống xanh - sạch - đẹp.

 

Phương Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline