Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Cố GS Lê Bá Thảo: “Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Việt Nam trong bảo vệ môi trường, thiên nhiên”

Thứ tư, 26/04/2023 13:04

TMO - Theo TS Trần Văn Miều, cố GS Lê Bá Thảo luôn dành thời gian để bàn luận về những vấn đề môi trường thiên nhiên bức xúc mà thế hệ trẻ phải xung kích đi đầu, xung phong, tình nguyện tham gia giải quyết. Ông cho rằng, thế hệ trẻ Việt Nam vừa là khách thể, vừa là chủ thể quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường thiên nhiên xanh tươi.

Cố GS Lê Bá Thảo (thứ hai từ trái qua) tại Đại hội thành lập Hội Địa lý Việt Nam (1988) - Ảnh: Tư liệu gia đình. 

Bên chén trà màu óng ánh như mật ong rừng, bốc mùi thơm ngào ngạt, nghe câu chuyện của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về lần chỉ đạo thanh niên xung kích tình nguyện lên Suối Giàng (Yên Bái) đánh bầu cây hoa lan để chuyển về trồng ở Lăng Bác Hồ, Giáo sư Lê Bá Thảo bình luận: “Giá mà, bây giờ, chúng ta lại phát động được phong trào tuổi trẻ xung phong, tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường thiên nhiên xanh tươi như thế ?”. 

Cố Giáo sư nhấn mạnh “Tôi rất kính trọng Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Người có nhiều bài viết, bài nói chuyện kêu gọi Nhân dân phải trồng cây xanh để bảo vệ Môi trường thiên nhiên. Khi nói chuyện với thanh niên trong buổi trồng cây tại vườn hoa Thanh niên, Người khuyên thanh niên phải tích cực tham gia trồng cây: “Nếu các cháu đem 120 triệu cây ấy trồng trên đường nối liền Hà Nội – Mát-xcơ-va thì con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.

Từ sự gợi nhớ trên của cố Giáo sư Lê Bá Thảo, Tiến sĩ Trần Văn Miều cho rằng, phải chăng là lời dạy của Người chứa đựng hàm ý sâu xa, không chỉ khuyên thanh niên nước ta tình nguyện trồng cây để xanh hóa đất nước mà còn là công việc giáo dục thanh niên nói riêng và Nhân dân nói chung về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng hình tượng con đường cây xanh nối từ Thủ đô Hà Nội đến Thủ đô của phe xã hội chủ nghĩa. Cụm từ “xanh tươi” do Người dùng để chỉ một màu xanh trường tồn, một màu xanh hòa bình và hạnh phúc của loài người -xây dựng con đường đi từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản xanh tươi. Quan điểm “xanh tươi” của Bác Hồ là tư tưởng xuyên suốt, là thông điệp lâu dài, thông điệp xanh, có giá trị vĩnh viễn, mang tính thời đại. Bởi vì, ngày nay trên Thế giới và Việt Nam đều lấy tư tưởng “xanh” làm tiền để để bảo vệ môi trường thiên nhiên, đảm bảo tính đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cố Giáo sư Lê Bá Thảo chia sẻ: “Một lực lượng xã hội rộng lớn, chiếm gần 50% dân số cả nước, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của xã hội và có mặt ở tất cả các địa phương. Thế hệ trẻ hôm nay, có nhiều người trong tương lai gần sẽ là công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang. Thế hệ trẻ mà có hiểu biết, có thái độ và có hành vi sống thân thiện với môi trường thì nhận thức xã hội về môi trường thiên nhiên sẽ được nâng lên. Một khi có nhận thức xã hội thì sẽ có thái độ xã hội và hành vi xã hội ứng xử chuẩn mực với môi trường thiên nhiên. Chúng ta làm tốt công tác giáo dục cho thế hệ trẻ về môi trường là đầu tư cho tương lai... Những chủ nhân của đất nước trong tương lai gần ấy không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn nâng cao quan trí về môi trường và bảo vệ môi trường thiên nhiên theo hướng bền vững”.

Cố Giáo sư Lê Bá Thảo cũng đã gợi ý về hình thức lồng ghép trong giáo dục môi trường và hình thức tích hợp trong giảng dạy môi trường ở Việt Nam. Theo cố Giáo sư: “Để động viên, khuyến khích tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường cần thực hiện phương châm “xây và chống” - Xây những việc làm chuẩn mực và chống những việc làm lệch lạc của thanh thiếu nhi nước ta đối với môi trường thiên nhiên”.

Cố Giáo sư giải thích về “Lý thuyết Hiệu ứng cửa sổ vỡ” mà ông rất tâm đắc để làm rõ hơn những chia sẻ ở trên. Ví dụ con đường vốn dĩ rất sạch sẽ, nhưng nếu ai đó ném túi rác vào bên đường, rồi không lâu sau sẽ có nhiều túi rác khác ném vào đó, một thời gian ngắn nơi đó trở thành đống rác và bãi rác. Nhưng nếu người ra dọn ngay túi rác đầu tiên thì con đường ấy không trở thành bãi rác. Hoặc có một nhóm nam nữ thanh niên đi chơi ở công viên. Một câu hái bông hoa hồng tặng cho cô bạn gái, các bạn nam khác thấy bạn làm được cũng làm theo. Thế là bồn hoa ấy không còn một bông hoa nào. Nhưng nếu, khi thấy bạn trai đầu tiên vào hái hoa, trong nhóm có người nhắc không nên làm hay có anh bảo vệ đến lập biên bản xử phạt thì sẽ không có những bạn nam khác bẻ hoa ở công viên tăng bạn gái. Đây chính là hiện tượng “Hiệu ứng cửa sổ vỡ” còn rất phổ biến ở nước ta.

Từ hai câu chuyện trên, Giáo sư cho rằng, nước ta muốn xây dựng được hành vi sống thân thiện với môi trường, cần cùng một lúc thực hiện đồng bộ hai giải pháp “xây và chống, lấy xây để chống và lấy chống để xây. Phải vừa tăng cường giáo dục tuổi trẻ, vừa có những biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường thiên nhiên. 

Cố Giáo sư Lê Bá Thảo sinh ngày 18/4/1923 tại thành phố Huế, khi cuộc Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tự nguyện gia nhập quân đội, phục vụ trong chi đội Giải phóng quân.. Sau chiến dịch Biên giới, ông được điều sang làm giáo viên giảng dạy tiếng Anh và địa lý tại Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Cuối năm 1956, ông được phân công giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khoảng thời gian giảng dạy tại trường, ông được cử sang đại học Lomonoxop để thực tập và nghiên cứu địa lý. Trở về nước ông bắt đầu viết những công trình nghiên cứu và đề tài khoa học. 

Từ năm 1978, cố Giáo sư Lê Bá Thảo hoạt động tích cực và hiệu quả với sự ra đời của nhiều cuốn sách có giá trị trong lĩnh vực địa lý. Đáng chú ý nhất là cuốn “Việt Nam, lãnh thổ và các vùng địa lý (1998) được nhà xuất bản Thế giới in bằng bốn thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa và Việt, đã gây được tiếng vang ở Paris ngay khi phiên bản tiếng Pháp ra đời. Giáo sư viết nhiều sách về địa lý và thiên nhiên Việt Nam, trong đó có cụm ba công trình: Thiên nhiên Việt Nam (1977), Việt Nam: Lãnh thổ và các vùng địa lý (1998) và Lê Bá Thảo: “Những công trình địa lý tiêu biểu” (2007). Cố Giáo sư Lê Bá Thảo được giao giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2019.

Cụm công trình trên đã có những đóng góp to lớn trong thực tế: xác định được các cực phát triển và các tuyến trọng điểm cho cả nước và môi vùng lãnh thổ, làm bộ khung cho việc tổ chức lãnh thổ, để đánh giá lại và phát hiện những đặc tính, thế mạnh, những hạn chế và những điểm chưa hợp lý trong phát triển các vùng lãnh thổ, đồng thời đề xuất những định hướng chiến lược và những giải pháp cụ thể về tổ chức lãnh thổ để phát triển kinh tế-xã hội trên quy mô cả nước và các vùng địa lý đã thực sự phát huy tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạnh , có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học địa lý, kinh tế, văn hóa-xã hội cũng như sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước.

Ngoài chuyên môn, cố Giáo sư Lê Bá Thảo còn đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam và Chủ tịch Bộ Địa lý thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở cương vị nào, ông cũng tận tâm, tận lực làm việc để đưa ra những sản phẩm về địa lý, thiên nhiên, con người, kinh tế-xã hội có ích cho đất nước.

 

 

NN (ghi) 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline