Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Chùa Hổ Sơn, đền Huyền Chân công chúa – điểm du Xuân hấp dẫn năm Nhâm Dần

Thứ năm, 03/02/2022 17:02

TMO - Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022 này, ngoài khu di tích Đền Trần, lễ hội chợ Viềng, Phủ Dầy, du khách thập phương xa gần còn có thêm lựa chọn khác để du Xuân, lễ Phật ở một khu di tích lịch sử khác có tuổi đời hơn 700 tuổi, đó là chùa Hổ Sơn và đền công chúa Huyền Trân mới được tu bổ, tôn tạo trên diện tích 13 hecta ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Xã Liên Minh thuộc vùng chiêm trũng châu thổ sông Hồng thế nhưng lại có một núi đá sừng sững giữa làng Hổ Sơn. Gọi là Hổ Sơn vì quả núi trông giống hình con hổ. Dưới sườn Nam chân núi là ngôi chùa cổ mang tên Hổ Sơn (còn gọi Nộn Sơn hay Hổ Linh Tự).

Đầu năm 1309, công chúa Huyền Chân đã xin thượng hoàng Trần Nhân Tông – lúc đó đang tu ở Yên Tử cho bà xuống tóc xuất gia tu hành. Lúc đầu, công chúa Huyền Chân xuất gia tu hành tại núi Trâu Sơn tỉnh Bắc Ninh. Năm 1311 chuyển đến ở làng Hổ Sơn lập chùa Nộn Sơn, tên chữ là Quảng Nghiêm Tự để tu thiền.

Cổng vào chùa Hổ Sơn

Thời điểm đó, ở làng Tiền, xã Tam Thanh, phía tây núi Hổ có Công chúa Thụy Bảo là cô ruột của Công chúa Huyền Trân cũng tạo vườn hoa An Lạc và lập chùa tu hành ở đây. Hai người cùng tu hành, phụng sự Phật pháp, chăm lo cho đời sống nhân dân trong vùng ngày càng thịnh vượng.

Sau khi công chúa Huyền Chân viên tịch (ngày 9/4 năm Canh Thìn), ghi nhớ công ơn của công chúa, nhân dân làng Hổ Sơn đã tôn bà là Thánh Mẫu và lập đền thờ tại nơi bà tu hành cùng với Công chúa Thụy Bảo.

Hàng năm, ngoài các ngày cúng lễ như lễ Thượng Nguyên, Phật đản, Vu Lan…, vào ngày mồng 5 tháng Giêng sẽ diễn ra lễ cúng giỗ Công chúa Thuỵ Bảo trang trọng và từ mùng 9 -14 tháng 4 âm lịch (ngày kị của Công chúa Huyền Trân), dân làng tổ chức lễ Hội chùa Hổ Sơn với hai phần lễ và hội. Phần lễ diễn ra long trọng như rước kiệu, rước chân nhang, tế lễ…; phần hội có hát chèo, hát văn, múa lân sư tử; thi làm cỗ chay, làm bánh giày và các sản vật cúng Phật, dâng thánh…

Mô phỏng thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân

Theo các vị cao niên trong làng, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chùa Hổ Sơn là nơi che giấu cán bộ cách mạng, là địa điểm tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân và là trận địa pháo binh của lực lượng vũ trang huyện và xã.

Điểm độc đáo ở chùa Hổ Sơn đến thời điểm này là chùa vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại phong kiến cho 2 công chúa, một số bát hương sứ, sành mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Căn cứ vào những giá trị lịch sử của ngôi chùa, ngày 27/9/2006, UBND tỉnh Nam Định đã quyết định công nhận Chùa Hổ Sơn là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Chùa Hổ Sơn và đền thờ Công chúa Huyền Trân được tôn tạo, xây dựng trên nền đất cao, có hai cổng, bố trí đối xứng. Đi vào cổng bên trái, bước lên vài chục bậc thang lát đá là 2 dãy tượng với 18 vị la hán theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương được đúc bằng đá nguyên khối hết sức tinh sảo. Nằm chính giữa cổng là ngôi Tam bảo khang trang; đối xứng bên phải là đền thờ Huyền Trân công chúa.

Các vị La Hán trước ngôi Tam Bảo

Cả chùa và đền khi tôn tạo đều giữ đúng kiến trúc “tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”. Toàn bộ tượng phật, tượng nhị vị công chúa, hoành phi câu đối, các hương án, các cấu kiện kiến trúc bên trong đều được chạm khắc tinh xảo, được sơn son thiếp vàng trên nền nâu đỏ truyền thống, vừa tượng trưng cho sự linh thiêng, uy nghiêm của chốn tâm linh, vừa thể hiện sự phong phú về ngôn ngữ, tư tưởng và ước mơ về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Đến đây, ngoài thành tâm lễ phật cầu mong sức khoẻ, bình an, du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc đời của công chúa Huyền Chân- người con nước Đại Việt nết na xinh đẹp đã dâng trọn tuổi thanh xuân của mình để đem lại hòa bình thịnh trị và mở mang bờ cõi cho đất nước.

Có thể nói, ngôi chùa Hổ Sơn và đền thờ Huyền Chân công chúa được tu bổ, tôn tạo không chỉ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về bảo tồn di tích của địa phương, mà còn góp phần phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc, tạo thuận lợi cho các tín đồ, phật tử gần xa và nhân dân địa phương thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, thờ phật…; tiếp nối dòng chảy Phật pháp đã được lưu truyền qua các thời kỳ lịch sử tự cường của dân tộc.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline