Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/12/2024 02:12

Tin nóng

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Chủ nhật, 15/12/2024

Bảo tồn hệ sinh thái gắn với phát triển du lịch

Thứ sáu, 11/10/2024 14:10

TMO - Với nguồn tài nguyên đa dạng, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) có nhiều lợi thế, tiềm năng trong phát triển du lịch, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực này.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long nằm trên địa phận 7 xã là Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh thuộc huyện Gia Viễn. Với diện tích 2484,3ha, đây là khu đất ngập nước lớn nhất Đồng bằng Bắc Bộ. Khu bảo tồn thiên nhiên này là khu Ramsar (Khu đất ngập nước) thứ 9 của Việt Nam. 

Khu vực này có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học với cảnh quan hấp dẫn với những dãy đá vôi nhấp nhô giữa vùng đất ngập nước mênh mông và nhiều hang động độc đáo. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hệ sinh thái thực vật tại Vân Long có hơn 700 loài thực vật bậc cao và loài thực vật thủy sinh. Đặc biệt, có 8 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật có 39 loài, 19 họ, 8 bộ thú, trong đó nhiều loài động vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Đặc biệt hệ thống đá vôi ở đây là môi trường sống chính của loài voọc mông trắng, một trong những loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu và chỉ còn ở Việt Nam. Khu vực này đạt 2 kỷ lục về thiên nhiên của Việt Nam là "Khu bảo tồn có đàn voọc lớn nhất Việt Nam" và "Khu vực có bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam - bức tranh núi mèo cào". Đây là những tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ sinh thái.  

Huyện Gia Viễn chú trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái qua đó khai thác phát triển du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Ảnh: XL. 

Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn các giá trị đa dạng sinh học và các giá trị về văn hóa, lịch sử của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Đại diện HTX dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long cho biết, ngay từ đầu năm 1997, UBND huyện Gia Viễn có quyết định thành lập Trạm du lịch Vân Long.

Để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, cuối tháng 9/2019, Hợp tác xã dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long được thành lập. Các thành viên của Hợp tác xã được tập huấn, đào tạo qua các trường lớp, có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc. Hiện nay, Hợp tác xã khai thác và sử dụng 2 tuyến đường thủy có lộ trình. Tuyến 1 là bến thuyền - hang Bóng - Kẽm Trăm - bến thuyền; tuyến 2 là bến thuyền - núi Mồ Côi - khu Đá Bàn - bến thuyền.  

Phát triển du lịch tại Vân Long không chỉ nhằm mục đích khai thác giá trị kinh tế mà còn hướng tới bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Hằng năm, người dân trực tiếp tham gia hoạt động dịch vụ du lịch được tuyên truyền, ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong du lịch, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Các hoạt động du lịch tại đây chủ yếu bao gồm tham quan bằng thuyền trên đầm lầy để khám phá cảnh quan thiên nhiên, quan sát các loài chim và động vật hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng. 

Huyện Gia Viễn đã triển khai nhiều giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. 

Trong những năm qua, huyện Gia Viễn đã triển khai nhiều giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Trong đó, huyện tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch xanh, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân và du khách về xử lý rác thải, nước thải, giữ gìn cảnh quan, xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp theo Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch; gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong cải thiện môi trường du lịch; xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử của cộng đồng dân cư đối với du khách và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch. 

Để bảo tồn đa dạng sinh học hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đơn vị thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật hoang dã trên địa bàn; tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra, đồng thời thực hiện tốt công tác trồng mới và bảo vệ rừng, bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Nhờ đó, công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã nhận được sự đồng lòng, phối hợp của nhân dân, cấp ủy, chính quyền địa phương.

Thời gian tới, để hoạt động du lịch ở Khu Bảo tồn phát huy được tiềm năng, thế mạnh, địa phương cần chú trọng đến công tác giáo dục, nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với bảo tồn hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, địa phương cần xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở khu bảo tồn, tập trung trồng và bảo vệ cây xanh, quản lý tốt cơ sở hạ tầng; tăng cường hợp tác liên ngành về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. 

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy bền vững giá trị hệ sinh thái tiêu biểu, từ đó tạo động lực cho mục tiêu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh. Các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh đều mang tính tiêu biểu về quần thể loài, trong đó tập trung tại các khu vực đã được quy hoạch bảo tồn như Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư.... Dựa trên những lợi thế sẵn có, giàu tiềm năng này, ngành du lịch địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững.

 

Trần Ngát 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline