Hotline: 0941068156
Thứ năm, 21/11/2024 17:11
Thứ sáu, 25/10/2024 07:10
TMO - Để chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố phát sinh do chất thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chưa có đơn vị chuyên trách về ứng phó chất thải, chủ yếu là lực lượng kiêm nhiệm và đơn vị hiệp đồng đó là quân đội, công an, các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện. Khi sự cố chất thải xảy ra với khối lượng lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, UBND tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc giađiều động tăng cường lực lượng, phương tiện của các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các bộ, ngành đứng chân trên địa bàn hoặc các tỉnh bạn cùng tham gia ứng phó.
Địa phương này xác định các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố chất thải. Trong đó, khu vực 1 bao gồm các bãi chôn lấp chất thải rắn gồm: Bãi chôn lấp tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân (thu gom 3 xã ven biển: Sơn Mỹ, Tân Thắng, Thắng Hải); Bãi rác Hàm Tân tại xã Sông Phan, huyện Hàm Tân (thu gom 5 xã và 2 thịtrấn); Bãi chôn lấp chất thải rắn Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam; Bãi rác núi Xã Thô tại xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc; Bãi rác Bình Tú, thành phố Phan Thiết; Bãi rác xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình; Bãi rác Đồi Pá - xã Phan Điền, huyện Bắc Bình; Bãi rác Núi Nạng, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong; Bãi chôn lấp tro, xỉ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1; Bãi chôn lấp tro, xỉ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Khu vực 2: Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Khu Liên hợp xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và sản xuất phân hữu cơ của Công ty cổ phần Môi trường Xanh PEDACO tại xã Tân Bình, thị xã La Gi; Nhà máy rác thành phố Phan Thiết của Công ty TNHH Nhật Hoàng tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết và xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam; Nhà máy xử lý chất thải Bá Phát của Công ty TNHH Môi trường Bá Phát tại xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh; Nhà máy phân loại, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt Thanh Long của Công ty TNHH TM XD Xử lý môi trường Thanh Long tại xã Gia An, huyện Tánh Linh; Khu liên hợp tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt công nghiệp nguy hại Nam Chính của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng xử lý môi trường Đồng Thuận Phát tại xã Nam Chính, huyện Đức Linh...
Tỉnh Bình Thuận xác định các bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn tỉnh nguy cơ cao xảy ra sự cố chất thải.
Khu vực 3: Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh bao gồm: KCN Phan Thiết giai đoạn 1 của Công ty CP vật liệu xây dựng và khoáng sản Bình Thuận, KCN Phan Thiết giai đoạn 2 của Công ty TNHH Thép Trung Nguyên, KCN Hàm Kiệm I của Công ty cổ phần TV-TM-DV Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận, KCN Hàm Kiệm II của Công ty cổ phần Đầu tư Bình Tân, KCN chế biến tập trung khoáng sản titan Sông Bình của Công ty CP Rạng Đông,…; CCN chế biến hải sản Phú Hài; CCN Tân Bình 1; CCN Nam Hà, CCN Nam Cảng cá Phan Thiết,…; CCN chế biến hải sản Phú Hài; CCN Tân Bình 1; CCN Nam Hà, CCN Nam Cảng cá Phan Thiết,…
Khu vực 4: Các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân: Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân bao gồm: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 của Công ty TNHH Điện Lực Vĩnh Tân 1, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 của Công ty Nhiệt Điện Vĩnh Tân và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4;
Đối với sự cố chất lỏng trên địa bàn tỉnh dự kiến xảy ra tại các khu vực: Khu vực 1: Các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Khu vực 2: Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Khu vực 3: Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung và trạm xử lý nước thải đô thị tập trung đang hoạt động bao gồm: KCN Phan Thiết giai đoạn 1 của Công ty CP vật liệu xây dựng và khoáng sản Bình Thuận, KCN Phan Thiết giai đoạn 2 của Công ty TNHH Thép Trung Nguyên, KCN Hàm Kiệm I của Công ty cổ phần TV-TM-DV Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận, KCN Hàm Kiệm II của Công ty cổ phần Đầu tư Bình Tân, KCN chế biến tập trung khoáng sản titan Sông Bình của Công ty CP Rạng Đông,…Khu vực 4: Các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.
Đối với chất thải khí bao gồm các khu vực: Khu vực 1: Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Khu vực 2: Các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân Khu vực 3: Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, trạm xử lý nước thải đô thị tập trung trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở lực lượng, phương tiện và trang thiết bị hiện có, tỉnh Bình Thuận có khả năng ứng phó sự cố chất thải có quy mô vừa và nhỏ.
Hiện nay, các KCN Phan Thiết (ngoại trừ KCN Phan Thiết giai đoạn 2 của Công ty TNHH Thép Trung Nguyên), các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 2, 4 đã lắp đặt các hệ thống quan trắc (nước thải, khí thải) tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, giám sát chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, chủ đầu tư các Nhà máy xử lý rác, các bãi rác cần đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc (nước thải, khí thải, không khí xung quanh) để cảnh báo sớm dấu hiệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Để ứng phó với nguy cơ xảy ra sự cố chất thải, tỉnh Bình Thuận xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục sự cố chất thải. Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng của địa phương. Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo, thông báo, báo động sự cố tại địa phương; giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các KCN, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,...vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải.
Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn; các kịch bản ứng phó với từng loại sự cố có thể xảy ra gây nguy hại cho con người, môi trường trên địa bàn xảy ra sự cố. Tổ chức sơ tán tài sản, phương tiện và nhân dân: Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng tại chỗ của tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh,...) phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân nơi xảy ra sự cố nhanh chóng sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, phong tỏa hiện trường, kịp thời thông tin, định hướng dư luận.
Ngăn chặn nguồn chất thải ra môi trường, cụ thể: Sự cố chất thải rắn thông thường (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường): Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để khống chế, hạn chế chất thải phát tán ra ngoài môi trường, kịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa,.. không cho chất thải phát tán ra ngoài môi trường.
Sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước thải): Sử dụng lực lượng, phươngtiện tại chỗ kết hợp với nhân lực tổ chức triển khai kịp thời triển khai bịt lấp các khu vực bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa...sử dụng hệ thống bơm để hút toàn bộ nước thải thu về bể chứa, hồ chứa tạm,…để hạn chế, dừng phát tán chất thải ra môi trường.
Sự cố chất thải khí (khí thải): Sử dụng công nghệ như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng, phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit,...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại,...; ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường.
Các phương án ứng phó với từng sự cố chất thải được địa phương này xác định rõ để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi xảy ra sự cố.
Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định biện pháp và tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe, đời sống cho người dân, an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường khu vực sự cố. Tổ chức lực lượng, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định. Phục hồi môi trường sau sự cố: Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường, tổng hợp báo cáo và đưa thông tin cho nhân dân biết trở lại trạng thái bình thường.
Đối với chất thải rắn: Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sự cố của tỉnh (kể cả lực lượng tăng cường, phối hợp) sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực triển khai đắp bờ, đào rãnh...(đối với chất thải rắn) để hạn chế không cho đất, đá thải, chất thải phát tán ra ngoài môi trường; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho các đơn vị trực thuộc đóng các công trình thủy lợi của các khu vực bị ảnh hưởng; Thông báo cho các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (trên sông, kênh, rạch, trong các ao, hồ) trong khu vực bị ảnh hưởng để có biện pháp ứng phó, khắc phục
Đối với chất thải lỏng: Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sự cố của tỉnh sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực tổ chức triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa..., bịt lấp thân các khu vực bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ thống bơm để hút toàn bộ chất thải lỏng thu về bể chứa, hồ chứa... để hạn chế, dừng phát tán chất thải nguy hại ra môi trường.
Đối với chất thải khí: Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sự cố của tỉnh áp dụng các phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại trong khí thải...ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố. Hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa , ứng phó sự cố môi trường chất thải, hướng dẫn kỹ thuật phục hồi môi trường sau sự cố chất thải theo Hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản liên quan.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động có nguy cơ xảy ra sự cố chất thải thực hiện nghiêm cácquy định về bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
UBND cấp huyện xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân cấp; trường hợp xảy ra sự cố chất thải, yêu cầu cơ sở để xảy ra sự cố ngừng hoạt động, thực hiện các biện pháp hạn chế phạm vi, mức độ ảnh hưởng, triển khai các hoạt động khắc phục; thông báo ngay cho UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan.../.
Mai Trang
Bình luận