Hotline: 0941068156

Thứ hai, 21/07/2025 19:07

Tin nóng

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

Thứ hai, 21/07/2025

Độc giả Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường chia sẻ cách giải quyết ô nhiễm, ùn tắc ở Hà Nội

Chủ nhật, 20/07/2025 20:07

TMO - Sau khi phát hành tuyến bài liên quan đến lộ trình “Hà Nội cấm xe máy chạy xăng”, Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường nhận được nhiều ý kiến từ độc giả. Trong đó, một số ý kiến rất đáng để lưu tâm, như cách mà độc giả “hiến kế” để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường ở Thủ đô.

Đơn cử, độc giả Nguyễn Đại Lợi nêu một số giải pháp như: Mở rộng đô thị, dời các cơ quan hành chính, khu vui chơi, khu mua sắm,… ra ngoài để người dân hạn chế vào trung tâm thành phố. Việc này có thể giúp giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng hiện có, tạo ra không gian sống và làm việc tốt hơn cho người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khu vực ngoại thành.

Theo độc giả Lợi, việc di chuyển các cơ quan, khu vui chơi, mua sắm ra ngoại thành sẽ giúp giảm lượng phương tiện giao thông đổ vào trung tâm thành phố, đặc biệt là vào giờ cao điểm, từ đó giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.

Việc phân bổ các hoạt động kinh tế, xã hội ra các khu vực khác nhau sẽ giúp giảm sự tập trung quá mức vào trung tâm, tạo ra sự phát triển cân bằng và bền vững hơn cho toàn thành phố. Các khu vực ngoại thành có thể được quy hoạch với nhiều không gian xanh, công viên, khu vui chơi giải trí, mang lại không gian sống trong lành và chất lượng hơn cho người dân.

(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, theo độc giả Lợi, Hà Nội cần mở rộng lòng đường, thu hẹp vỉa hè, quyết liệt trong việc cấm không cho các loại xe đậu trên vỉa hè chỉ dành riêng vỉa hè cho người đi bộ, để hạn chế các hộ kinh doanh nhỏ, tập trung mua sắm tại các trung tâm mua sắm lớn, chỉ cho phép người đi bộ lưu thông mua sắm ở những khu phố cổ, hạn chế tối đa các dịch vụ không cần thiết, như vậy nhu cầu người vào trung tâm sẽ giảm theo nguyên lý cơ học.

Hà Nội cần tạo không gian, môi trường, dịch vụ xung quanh vùng lõi phát triển để nâng cao chất lượng sống cho người dân (như ở khu trung tâm), để họ hạn chế vào trung tâm gây ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Việc ‘phủ’ các dịch vụ ra vùng liền kề, để người dân cảm thấy thuận tiện, để họ không còn suy nghĩ là phải vào trung tâm thì mới có cái này, cái kia, mới ăn được món này, mua được thứ kia... thì chắc chắn khu vực trung tâm sẽ không phải chịu áp lực quá tải.

Độc giả Lợi cũng nhắc đến việc tạo lập chính sách lâu dài và bền vững, tránh tình trạng mất công bằng xã hội cho toàn dân. Điều này có nghĩa là Hà Nội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thấy mục tiêu của những chính sách, để cùng chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước vì hơn hết mọi chính sách đều là phục vụ nhân dân. Thành phố cũng cần có giải pháp bảo đảm lợi ích của người dân một cách hài hòa với những ảnh hưởng. Làm thế nào để người dân đồng thuận và chung sức cùng triển khai.

Còn độc giả Nguyễn Khánh Ly thì cho rằng: Hà Nội cần tính đến việc dãn dân ra khỏi khu vực nội đô vì quá đông dân cư khiến hạ tầng đô thị vượt quá sức chống chịu. Việc thiếu không gian xanh, cùng với gia tăng của các nguồn phát thải đã khiến tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn. Khánh Ly ví von “vùng trung tâm Hà Nội được thiết kế giống chiếc xe ô tô chỉ đủ để cho 7 người ngồi, nhưng số lượng người ngồi vào chiếc xe đó lại là gấp 2, gấp 3 lần so với thiết kế thì đương nhiên xe sẽ quá tải. Do đó, cần giảm tải cho chiếc xe”.

Vẫn biết là khi dãn dân như vậy sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề, nhưng một khi mục tiêu kinh tế chưa thể cân bằng với môi trường thì mọi giải pháp vẫn chưa thể coi là bền vững.

Một số ý kiến nhấn mạnh đến quan điểm: Để giải quyết ô nhiễm môi trường, chính quyền Thủ đô cần quyết liệt triển khai các biện pháp đã đề ra, người dân cần đồng lòng để chung sức thực hiện hiệu quả các chính sách.

Về vấn đề này, độc giả Minh Anh chia sẻ: Mọi chỉ đạo từ cơ quan nhà nước với những chính sách được ban hành đều là để phục vụ nhân dân, đều hướng tới mục tiêu chung bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Không ai lại triển khai chính sách gây bất lợi cho người dân. Chỉ là trong điều kiện hiện nay, khi người dân chúng ta đã quá quen với lối tư duy cũ, không chịu thay đổi vì ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, nhất là vấn đề kinh tế... Mặc dù những ngày qua, nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến việc Hà Nội đưa ra lộ trình cấm xe xăng chạy trong các vành đai, dân tình xôn xao vì đúng là đang tác động trực tiếp đến đời sống của mỗi người... nhưng sao người dân chúng ta không thử mạnh dạn thay đổi tư duy, chấp nhận thiệt một chút lợi ích để cùng chính quyền triển khai chính sách trên, đến khi hiệu quả cũng là để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Cũng đồng tình với quan điểm này, độc giả Thanh Tùng chia sẻ: Tôi tin tưởng vào sự quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ cho đến hành động của của lãnh đạo Thành phố... Ở nhiều quốc gia trên thế giới ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm không khí cũng dẫn đến những ca tử vong khi mắc các bệnh liên quan. Nhắc đến ô nhiễm là nói đến sức khỏe rồi. Không cần so sánh đâu ra, các bạn chỉ cần đi từ nội đô ra khu vực ngoại thành (khi mà xe cộ ít hơn, đường phố thông thoáng hơn, các hoạt động gây ra phát thải cũng ít hơn) là cảm nhận được bầu không khí trong lành.

Ai chẳng muốn sống trong điều kiện môi trường như vậy. Bởi vậy, nếu chính quyền không quyết liệt triển khai thì sẽ không có giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm cả. Đáng nói hơn là khi đã ban hành chính sách, chính quyền cũng sẽ tính đến các giải pháp để bảo đảm hài hòa lợi ích cho người dân. Nhưng đổi lại người dân cũng cần có sự chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước để tin tưởng vào một ngày không xa, chúng ta sẽ tận hưởng không khí trong lành bởi khói bụi đã được hạn chế.../.

 

K.L

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline